Yêu nghề từ sớm – Chìa khóa thành công
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có cơ hội tiếp xúc với các công cụ, phương pháp làm báo hiện đại, từ đó rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp thực tế ngay từ những ngày đầu. Chương trình đào tạo tại Học viện không chỉ chú trọng vào lý thuyết mà còn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng thực hành, giúp sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn có khả năng áp dụng chúng vào công việc thực tế. Những bài tập thực hành, dự án nhóm, các hoạt động ngoại khóa được tổ chức đều đặn là những cơ hội tuyệt vời để sinh viên trau dồi khả năng sáng tạo, làm việc nhóm và khả năng giải quyết vấn đề trong môi trường báo chí.
Đặc biệt, quá trình thực tập tại các cơ quan báo chí là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo của Học viện. Việc lĩnh hội được những kiến thức là cơ hội lý tưởng để sinh viên trực tiếp làm việc với các phóng viên, biên tập viên, và những người làm báo có kinh nghiệm, từ đó hiểu rõ hơn về quy trình làm việc chuyên nghiệp, các công cụ, kỹ thuật trong việc thu thập, biên tập và truyền tải thông tin. Các sinh viên sẽ được giao những nhiệm vụ cụ thể, trải qua các tình huống thực tế mà họ sẽ phải đối mặt khi làm việc trong lĩnh vực báo chí, qua đó giúp họ trưởng thành hơn về mặt nghề nghiệp.
Hơn nữa, việc tham gia vào các dự án báo chí không chỉ giúp sinh viên nắm bắt được các kỹ năng chuyên môn mà còn giúp họ xây dựng các mối quan hệ, kết nối với các nhà báo, các chuyên gia trong ngành. Những mối quan hệ này không chỉ hữu ích trong suốt quá trình học tập mà còn là một nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Thực hiện các dự án và hoạt động báo chí là cơ hội để sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền không chỉ hiểu rõ về công việc thực tế của những người làm báo mà còn tự tin bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể vững bước trên con đường sự nghiệp, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để đối mặt với mọi thử thách trong ngành báo chí.
Đối với các sinh viên báo chí, yêu nghề không chỉ là niềm đam mê, mà còn là quá trình rèn rũa những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho nghề nghiệp sau này, đó cũng là điều kiện cần dẫn đến sự thành công trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp Điều đó cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công trong nghề nghiệp. Yêu nghề từ sớm giúp sinh viên Học viện không chỉ thấu hiểu giá trị của nghề báo, mà còn có động lực để học hỏi, cống hiến và phát triển trong suốt quá trình học tập.
Rèn luyện kỹ năng “nghề” qua các hoạt động thực tế
Một trong những điểm nổi bật của Học viện Báo chí và Tuyên là sự chú trọng đến các hoạt động thực tế. Sinh viên không chỉ học lý thuyết mà còn được trải nghiệm và làm việc thực tế qua các chương trình, dự án ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các hoạt động ngoại khóa tại trường luôn được tổ chức thường xuyên, tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào các dự án thực tế, như chương trình truyền hình, các buổi tọa đàm chuyên đề, các cuộc thi viết báo, sản xuất video hay podcast. Những buổi trao đổi thông tin bổ ích này là những cơ hội không chỉ giúp các “nhà báo tương lai” rèn luyện kỹ năng chuyên môn mà còn khơi dậy đam mê nghề báo, đồng thời củng cố tinh thần trách nhiệm đối với xã hội.
Thông qua các “mùa chào tân” của Học viện, Thanh Lương - sinh viên song bằng ngành Quan hệ công chúng không chỉ làm quen với công việc tổ chức sự kiện mà còn phát triển những kỹ năng quan trọng như quản lý thời gian, giao tiếp, phối hợp với các đội nhóm, và sáng tạo trong công việc.
Năm nay, Thanh Lương đóng vai trò quan trọng khi là Trưởng ban tổ chức của sự kiện chào tân “Nhật ký 20 - 2024: MIAM”. Thanh Lương chia sẻ: “Mỗi mùa chào tân là một cơ hội lớn để mình học hỏi và trưởng thành. Mình đã học được cách tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, cách xử lý tình huống linh hoạt và quan trọng nhất là khả năng sáng tạo trong việc xây dựng các chiến lược truyền thông đã mang cho mình những kỹ năng làm nghề sau này."
Với định hướng trở thành nhà báo, Tuyết Ngân - cô sinh viên chuyên ngành Báo Mạng điện tử luôn không ngừng nỗ lực và tìm kiếm những cơ hội để học hỏi, rèn luyện kỹ năng. Trong suốt quá trình học, Tuyết Ngân đã tham gia viết bài cho các trang báo điện tử, tham gia các dự án sản xuất tin tức, phóng sự, và đặc biệt là làm việc với các công nghệ mới như sản xuất video trực tuyến và các ứng dụng đa phương tiện.
Tuyết Ngân tâm sự: “Báo mạng điện tử là một lĩnh vực đầy thử thách nhưng cũng rất hấp dẫn. Mình đặc biệt yêu thích việc khai thác và truyền tải thông tin nhanh chóng, chính xác qua các nền tảng số, đồng thời tận dụng những công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm báo chí chất lượng.”. Bên cạnh đó, cô sinh viên báo mạng điện tử cũng nhấn mạnh: “Báo mạng điện tử đòi hỏi chúng ta phải luôn cập nhật thông tin nhanh chóng và có thể xuất bản những bài viết ngay lập tức khi có sự kiện xảy ra. Điều này không dễ dàng, nhưng lại giúp mình học được cách làm việc hiệu quả, giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác."
Ngoài ra, Tuyết Ngân cũng rất chú trọng đến việc phát triển kỹ năng viết và biên tập, vì cô hiểu rằng đây là yếu tố cốt lõi của một nhà báo. Cô không ngừng cải thiện khả năng viết, làm quen với các thể loại báo chí khác nhau, từ tin tức, phóng sự đến các bài bình luận, giúp bản thân có thể đáp ứng được yêu cầu đa dạng của ngành báo chí hiện đại.
Để chuẩn bị hành trang vào nghề, Nhật Minh đã không ngần ngại tìm kiếm những cơ hội cộng tác với các cơ quan báo chí. Hiện tại, Minh đang làm cộng tác viên tại Báo Lao động. Tiếp xúc với môi trường báo chí chuyên nghiệp đã giúp Nhật Minh hiểu rõ hơn về yêu cầu khắt khe của nghề báo và củng cố niềm đam mê với ngành báo chí.
Anh đã nhanh chóng học hỏi và áp dụng những kiến thức đã được giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào công việc thực tế tại Báo Lao động. Nhật Minh nhận thức rõ ràng việc tiếp xúc với môi trường báo chí chuyên nghiệp là một cơ hội quý giá để anh có thể rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Tại Báo Lao động, Minh không chỉ được tham gia vào công tác viết bài mà còn có cơ hội học hỏi từ các phóng viên, biên tập viên dày dặn kinh nghiệm. Anh đã có những trải nghiệm quý báu trong việc thu thập, xử lý và truyền tải thông tin một cách chính xác, khách quan và nhanh chóng—những yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngành báo chí hiện đại.
Nhật Minh chia sẻ: “Làm việc tại Báo Lao động giúp tôi nhìn nhận rõ hơn về quy trình sản xuất tin tức, cũng như yêu cầu về chất lượng và thời gian khi ra bài. Tôi đã học được rất nhiều điều, từ việc xây dựng mối quan hệ với các nguồn tin, đến cách xử lý tình huống và biên tập nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng độc giả." Có thể thấy, phát triển kỹ năng nghề từ sớm là nhu cầu tất yếu của thời đại. Việc này không chỉ giúp sinh viên có được sự chuẩn bị tốt cho công việc sau này mà còn góp phần tạo ra một thế hệ lao động trẻ năng động, sáng tạo và có khả năng làm việc hiệu quả.
Thạc sĩ Lê Thị Hiên - Giảng viên khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định: “Khi học trên giảng đường, những kiến thức và kỹ năng mà các giảng viên chuẩn bị cho các bạn là một nền tảng để tham gia các công việc thực tế sau này. Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng này là cơ bản nhất, mỗi bạn sẽ có cách áp dụng thực tế vào mỗi hoàn cảnh khác nhau. Thế nên, khi chúng ta còn đang đi học trên giảng đường đại học đồng thời thời gian này chúng ta nên tham gia vào những công việc thực tế, dự án thực tế gần nhất là các học phần thực tế như: Thực tế chính trị xã hội, kiến tập, thực tập,... Đó cũng chính là những cơ hội thực tế mà các bạn có thể trải nghiệm và trau dồi thêm kiến thức thực tế để có thể bước chân ra thị trường lao động để không khỏi bỡ ngỡ. Đồng thời, đây cũng là hành trang để các bạn chuẩn bị trước tâm lý để lựa chọn các công việc mang lại thu nhập và niềm yêu thích sau này.”
Thực tế, rất nhiều sinh viên ra trường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm vì thiếu kinh nghiệm thực tế và kỹ năng nghề nghiệp. Nhiều công ty, tổ chức hiện nay không chỉ tìm kiếm ứng viên có bằng cấp mà còn đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng đáp ứng công việc ngay lập tức. Chính vì vậy, việc trang bị cho mình kỹ năng nghề khi còn trên giảng đường sẽ giúp sinh viên không chỉ tạo dựng được nền tảng vững chắc mà còn gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Yêu nghề hay rèn luyện những kỹ năng làm nghề từ sớm là một yếu tố then chốt giúp sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát triển cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Chính những trải nghiệm này đã tạo nên nền tảng vững chắc cho sinh viên tự tin bước vào nghề với đầy đủ kỹ năng và niềm đam mê. Khi yêu nghề từ sớm và không ngừng học hỏi, sinh viên Báo chí sẽ luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách, không bao giờ "yếu nghề", mà luôn vững bước trên con đường sự nghiệp báo chí - truyền thông.
Phản hồi