Danh mục Chủ Nhật, 05/01/2025
Hiểm họa ô nhiễm từ làng nghề “tái sinh” rác thải nhựa (Kỳ 1): Kỳ 1: Rác thải nhựa và những “báo động đỏ” -0
 
Hiểm họa ô nhiễm từ làng nghề “tái sinh” rác thải nhựa (Kỳ 1): Kỳ 1: Rác thải nhựa và những “báo động đỏ” -0
Hiểm họa ô nhiễm từ làng nghề “tái sinh” rác thải nhựa (Kỳ 1): Kỳ 1: Rác thải nhựa và những “báo động đỏ” -0

Ô nhiễm trắng là một trong những vấn đề môi trường nhức nhối nhất thế giới hiện nay, đòi hỏi sự hợp tác và cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thế giới thải ra hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó 79% nằm vất vưởng ở các bãi rác hoặc ngoài môi trường tự nhiên, 12% bị đốt và chỉ có 9% được tái chế. Mỗi phút có khoảng 1 triệu chai nhựa và 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. 

Hiểm họa ô nhiễm từ làng nghề “tái sinh” rác thải nhựa (Kỳ 1): Kỳ 1: Rác thải nhựa và những “báo động đỏ” -0

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng polymer tổng hợp toàn cầu, chất liệu tạo thành nhựa khối, đã tăng gấp 230 lần kể từ những năm 1950. Giai đoạn 2000-2019, con số này tăng gấp đôi lên 460 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Trung Đông và Trung Quốc. Nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2060, con số đó sẽ tăng gần gấp ba lần lên 1,2 tỷ tấn.

Hiểm họa ô nhiễm từ làng nghề “tái sinh” rác thải nhựa (Kỳ 1): Kỳ 1: Rác thải nhựa và những “báo động đỏ” -0

Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn từ vấn nạn rác thải nhựa, với khối lượng tăng nhanh đến mức đáng báo động. Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm, cả nước thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó từ 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trôi dạt ra biển. Tuy nhiên, đáng buồn là chỉ 27% lượng rác này được tái chế hoặc tái sử dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp – một con số khiêm tốn so với áp lực mà môi trường đang phải gánh chịu.

Hiểm họa ô nhiễm từ làng nghề “tái sinh” rác thải nhựa (Kỳ 1): Kỳ 1: Rác thải nhựa và những “báo động đỏ” -0
Những con số đáng báo động về rác thải nhựa đã phơi bày một thực tế rằng không một quốc gia nào thoát khỏi “vòng vây” của loại chất thải này. Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở các thống kê khô khan, mà còn hiện diện rõ nét qua từng mảnh nhựa nhỏ từ các khu đô thị phồn hoa đến vùng quê nghèo khó, chúng âm thầm thâm nhập vào mọi ngóc ngách cuộc sống. Những bãi rác thải nhựa khổng lồ, nơi túi nilon, chai nhựa và hộp đựng vứt bừa bãi, tạo nên một cảnh tượng u ám  không chỉ làm xấu đi diện mạo môi trường, mà còn trở thành “quả bom nổ chậm” gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. 
Hiểm họa ô nhiễm từ làng nghề “tái sinh” rác thải nhựa (Kỳ 1): Kỳ 1: Rác thải nhựa và những “báo động đỏ” -0
Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), trong rác thải nhựa có chứa hơn 1000 hợp chất khác nhau. Thành phần chủ yếu của các sản phẩm nhựa là polyme tổng hợp, cùng với các chất phụ gia như chất ổn định, chất chống cháy và phẩm màu. Đặc biệt, nhiều loại nhựa chứa các chất độc hại như phthalate, bisphenol A (BPA) và chất chống cháy brom hóa – những hóa chất tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. 
Hiểm họa ô nhiễm từ làng nghề “tái sinh” rác thải nhựa (Kỳ 1): Kỳ 1: Rác thải nhựa và những “báo động đỏ” -0

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ và rõ ràng về mối nguy hại tiềm ẩn của rác thải. Bạn B.V.M. (*) (20 tuổi, dân tộc Mường) cho biết: “Mình là người dân tộc, xuống đây làm thuê cho các xưởng tái chế nhựa. Mình chủ yếu phụ các lò đun nhựa đen, mỗi ngày mình cũng phải khuân vác tầm 10-12 tấn nhựa các loại. Nói chung ai bảo gì, ai thuê làm gì thì mình làm nấy. Mình cũng không rõ sau này sức khỏe có bị ảnh hưởng gì không, nhưng giờ thì thấy bình thường”.

Khi đi dọc con đường vào làng nghề tái chế rác thải nhựa thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội), không khó để bắt gặp những “núi” rác thải ngổn ngang hai bên đường. Các bãi rác lớn, nhỏ chật kín lối đi, rác hữu cơ, rác nhựa trộn lẫn vào nhau. Cảnh tượng vô cùng ngột ngạt và khó chịu…

Tại một số nhà của hộ dân sống quanh đó, nhóm phóng viên bắt gặp hàng loạt đồ nhựa như chai nhựa, túi nilon, hộp xốp… “mắc kẹt” giữa những “núi rác” khổng lồ. Đủ loại bao tải chồng chất lên nhau, bên trong chứa hỗn tạp các loại phế thải: giấy, vải vụn, kim loại, nilon… Không phân loại, không che chắn, rác nhựa nằm la liệt hứng chịu nắng mưa và sự thay đổi của thời tiết. Nhiều vật liệu nhựa đã bạc màu, phân rã thành các mảnh nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ hình thành vi nhựa trong đất và nước.

Hiểm họa ô nhiễm từ làng nghề “tái sinh” rác thải nhựa (Kỳ 1): Kỳ 1: Rác thải nhựa và những “báo động đỏ” -0

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024 các địa phương phải phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, dù đã sắp đến thời hạn, hoạt động này hầu như vẫn “dậm chân tại chỗ”. Đặc biệt với rác thải nhựa, dù sự nguy hiểm từ loại rác thải khó phân hủy này thường xuyên được các cơ quan chức năng và báo chí cảnh báo, trên thực tế, việc phân loại các loại nhựa dùng một lần hay phế phẩm nhựa của người dân hiện nay lại chưa được chú trọng.

*Tên nhân vật đã được thay đổi để phù hợp

Ngọc Vi - Hải Ly - Khánh Ly (thực hiện)