Danh mục Thứ Bảy, 27/04/2024

NEWS \

"Nhà báo vẽ nhà báo" - Buổi triển lãm được thể hiện qua chữ "Liều"

09:44 07-03-2022
Vào ngày 3/3/2022 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam ở Hà Nội đã khai mạc buổi triển lãm “Nhà báo vẽ nhà báo” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân. Triển lãm gồm hai cụm tranh chính là 100 bức chân dung nhà báo, bộ sưu tập tranh áp phích chống dịch cùng mẫu áo dài họa tiết chống dịch của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và nhà thiết kế Minh Hạnh thực hiện trong năm 2021.

Huỳnh Dũng Nhân lớn lên trong khu tập thể cán bộ Báo Nhân dân tại HN. Là điển hình cho 1 cán bộ Ngoài tài năng làm báo, làm thơ, viết sách, hôm nay chúng ta còn thấy 1 tài năng khác nữa, đó là tài năng hội hoạ, ngắm nhìn những bức vẽ chân dung của chủ tịch Hồ Chí Minh,chân dung các nhà báo tiền bối và chân dung các đồng nghiệp, những người bạn của anh, chúng ta thấy được tình cảm của anh gửi gắm trong đó. Công chúng còn được ngắm những bức tranh áp phích tuyên truyền chống dịch đậm tính thời sự, những bức vẽ toát lên niềm lạc quan, bản lĩnh và tình cảm sâu sắc của một nhà báo trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách khắc nghiệt, đặc biệt là trong thời gian tác giả bị tai biến và cách ly do đại dịch Covid-19. 

Người đồng hành - Nhà thiết kế Minh Hạnh

Phát biểu về nhà thiết kế Minh Hạnh, người đồng hành cùng ông trong buổi triển lãm này,ông chia sẻ: “Tranh to do có người tài trợ, nhà tài trợ chính là nhà thiết kế Minh Hạnh, chị đưa tranh áp phích tôi vẽ chống dịch, bộ đội đón bộ đội vào thành phố Hồ Chí Minh để chống dịch, chị đưa vào áo dài và từ đó càng được người ta chú ý, từ đó tôi kết hợp tham gia Bảo tàng Báo Chí Việt Nam hôm nay rất trân trọng ý chí đó của bác nên đã tổ chức triển lãm này”. Nhà thiết kế Minh Hạnh đã đem các họa tiết chống dịch này in trên các mẫu áo dài thời trang và ra mắt công chúng giữa năm 2021, dù vẫn còn mang tính chất nghiệp dư xong tranh của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được nhiều người xem ghi nhận và được đánh giá cao bởi phong cách riêng mang tính thời sự, đồng thời toát lên sự lạc quan, bản lĩnh của một nhà báo trong hoàn cảnh khó khăn. 
 

 

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại buổi triển lãm.

“Vẽ một con người là vẽ cả một câu chuyện” 

Thể hiện niềm yêu thích đặc biệt với tranh chân dung, tại buổi triển lãm nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho biết “Khi vẽ tranh chân dung, tôi vẽ bạn bè và tặng cho họ, đó là sự kết nối. Thần của con người hiện lên trong bức tranh không khác gì tôi được trò chuyện với mọi người, đó đều là những người tôi yêu mến, có ấn tượng và dành tình cảm, không ít lần khi vẽ tôi thì thầm với họ về những câu chuyện, những kỉ niệm”.

 

 

Một số bức tranh của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại triển lãm. 

Tự nhận mình là họa sĩ nghiệp dư, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho rằng vẽ chân dung cũng là cách để chia sẻ, kết nối với bạn bè để trở nên thân thiết hơn, đó là sự kết nối của một người đang bị bệnh và đang bị cách ly bởi đại dịch. Theo nhà báo, khi vẽ một bức tranh phong cảnh hay tranh tĩnh vật thì sức mình chưa đủ để khiến người khác cảm thán, tuy nhiên khi vẽ tranh chân dung, dù là nghiệp dư nhưng đó là cả một câu chuyện, là kỉ niệm mà mình muốn gửi gắm và kết nối với bạn bè, dễ dàng chia sẻ. Qua đó thể hiện những tâm tư tình cảm của tác giả với đồng nghiệp trong từng bức tranh.

Chia sẻ về cơ duyên đến với con đường hội họa, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho biết: “Đi học, học ngành báo chí, đi làm cũng làm ngành báo chí, suốt 1 cuộc đời chỉ gắn với cây bút nhưng sau này chẳng may bị bệnh. Vừa bị bệnh, vừa về hưu, vừa phải cách ly covid làm tôi thấy buồn chán. Sẵn màu của con gái nên lấy ra vẽ “chơi”, xem tranh được bạn bè cho là coi được, tôi bắt đầu đăng lên facebook, triển lãm”. Giám đốc bảo tàng Báo chí - bà Trần Kim Hoa rất tâm huyết với triển lãm này đã mời nhà báo Huỳnh Dũng Nhân làm triển lãm và luôn động viên “vẽ không cần chuyên nghiệp” nhưng tinh thần động viên của bà và mọi người khiến nhà báo Huỳnh Dũng Nhân hơi ”liều”… “Làm báo mấy chục năm, cầm bút vẽ mới mấy tháng. 9-10 tháng dịch bệnh covid, thì 3 tháng nằm giường bệnh, sau khi ngồi dậy bắt đầu vẽ, vì rảnh nên ngày vẽ được mấy tấm, từ đó đến giờ được 400-500 tấm rồi, treo ở đây chỉ 200-300 tấm thôi”.

“ Nếu chỉ mình tranh chân dung thì hơi ít, thêm tranh áp phích vào, nội dung của triển lãm càng sâu hơn, và chính như vậy tôi mới chọn ngày hôm nay để làm triển lãm, và hôm nay chính là ngày sau nhiều lần hoãn rồi tôi quyết định không hoãn nữa, tuy vào đợt dịch hơi cao, nhưng tôi vẫn quyết tâm hoàn thành ước mơ của mình. Ước mơ viết thì hoàn thành rồi, ước mơ vẽ giờ mới hoàn thành được” - nhà báo Huỳnh Dũng Nhân hóm hỉnh chia sẻ.

Nếu cách ly thì hãy về với mẹ 

Bác không phải người vẽ tranh cổ động, vì những điều to lớn cao xa mà tranh của bác mang 1 ý nghĩa vô cùng bình dị, dựa vào câu chuyện tình cảm của con người, đi vào lòng người. Được hỏi về tranh cổ động, bác chia sẻ: “Tôi chưa từng vẽ tranh cổ động, vẽ không đẹp, tranh cổ động mang tính nghiêm trang, tuyên truyền nhưng tôi vẽ mang tính tình cảm, nếu cách ly thì hãy về với mẹ”, những người mẹ không bao giờ từ chối các con trở về, nhà Nước, nhà máy không cứu được thì công nhân về với mẹ. Bà mẹ luôn đón con mọi lúc mọi nơi dù con có mang gì về hay không”.

Tranh cổ động dựa vào câu chuyện, dựa vào tình người, không hô hào, không tuyên truyền, không nghị quyết. Cổ động nhưng là tình cảm con người nên ta nhận thấy nó dễ đi vào lòng người: “Tranh cổ động của tôi không đẹp nhưng đi vào lòng người, nhiều người chia sẻ tranh tôi vẽ cảm động quá, nhưng không phải do tôi vẽ, là do những bà mẹ luôn sẵn sàng đón con về. Nội dung áp phích làm lên sự thành công”.
 

 “Nếu cách ly thì hãy về với mẹ” được in trên áo người dẫn chương trình.

Nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn Hà Bắc chia sẻ về Huỳnh Dũng Nhân - người đàn ông nhỏ bé nhưng ai cũng phải ngước nhìn 

NSND, Đạo diễn, họa sỹ Hà Bắc, người bạn thân hơn nửa thế kỷ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân có những chia sẻ thú vị về tuổi thơ và các tác phẩm của nhà thơ, nhà báo, nhà vẽ Huỳnh Dũng Nhân: “Vinh dự khi có một người bạn, một người trải qua rất nhiều sóng gió và đã vượt lên tất cả. Chúng tôi học với nhau từ bé, anh Nhân học trên tôi nhưng mà cùng sinh hoạt những năm 1967-1968 ở miền Bắc máy bay Mỹ ném bom, phải đi sơ tán, lúc đi lúc về, nhưng chúng tôi vẫn vẽ rất hăng say khi học ở trường Năng khiếu Nghệ thuật. Tôi cho rằng những chân dung anh Huỳnh Dũng Nhân vẽ không cái nào giống cái nào, mỗi cái một vẻ, mang chất hồn nhiên rất cao, luôn luôn cảm xúc trước mọi con người. Trong hội họa vẽ chân dung là cái vẽ khó nhất, bởi nếu anh không nên thần, không tìm được cái đặc điểm riêng của nhân vật thì rất khó. Ở đây, anh Nhân bằng tài năng và thủ pháp nghệ thuật của mình anh đã vẽ, và ra được cái thần, nét độc đáo riêng của mỗi nhà báo, rõ ràng gây ấn tượng cực kỳ tốt. Tôi luôn nói nghệ thuật như là miếng da lừa, khi anh có rồi thì anh viết văn cũng hay mà anh vẽ cũng tốt, anh làm thơ cũng được, một khi anh đã có tài năng, thì anh Nhân là một người cực kỳ tài năng, mà hơn nữa anh còn là người có bầu nhiệt huyết tuyệt vời”.
 

   NSND Hà Bắc và nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

NSND Hà Bắc hóm hỉnh kể về chuyện tranh anh vẽ tặng Huỳnh Dũng Nhân: “Hôm qua tôi có vẽ 1 bức tranh dành tặng anh, và anh cho rằng như thế thì mọi người sẽ không xem tranh của anh ấy nữa, mà tôi thì tôi không nghĩ vậy: tranh của tôi chỉ làm nền cho tranh của anh thôi bởi vì tranh của anh vẽ đầy chất dung dị, hồn nhiên, trong sáng và đầy cảm xúc. Tôi chỉ múa rìu qua mắt thợ, vì cái này mỗi người có một duyên.Anh Nhân anh ấy sợ rằng đưa cái tranh của tôi ra thì mọi người không xem tranh của anh ấy nữa, nhưng tôi nghĩ một điều mỗi người có một duyên, trong nghệ thuật thì cái duyên không ai lẫn được, không ai trùng ai cả. Người làm nghệ thuật phải có duyên. Và cái quan trọng nhất là cái duyên độc đáo vào tự tin thì ở đây anh Nhân hoàn toàn có cái dụng ý ấy. Tức là tranh của anh Nhân có cái an nhiên và tự tại và rất là tự tin, tự tin trong cách vẽ, tự tin trong cách nhìn và những cái bố cục rất là lạ, cái mảng màu rất là trong trẻo. Và đặc biệt nữa, trong cái bản vẽ chân dung đòi hỏi phải có cái sự thần thái rất thật thì anh đã đạt được. Cái điều ấy tôi cho là anh Nhân đã thành công. Còn mỗi người một duyên, người vẽ giống thật như ảnh người vẽ theo cảm tính, thì mỗi cái nó có 1 đặc biệt. Tôi đảm bảo kể cả anh Nhân vẽ lại một cái chân dung mà anh đã vẽ chắc gì đã vẽ được. Cái hay ở nghệ thuật rõ ràng là độc đáo và một bản”.

Nghệ thuật chính là cuộc sống được phản ánh qua nhãn quang của người nghệ sĩ

Được phóng viên hỏi về “cái nghệ” trong tranh vẽ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân:“Cuộc sống được phản ánh qua nhãn quan của một người nghệ sĩ, tạo ra một cái nghệ thuật mang phong cách riêng, Ở đây phong cách của Huỳnh Dũng Nhân từ báo chí cho đến nghệ thuật, toát lên một cái nhìn yêu đời, là những đôi mắt xanh, từ những phóng sự của anh đầy tính nhân văn, từ những bức vẽ đầy cá tính, đầy những cái karate (thủ thuật)… Rõ ràng, Huỳnh Dũng Nhân là một con người yêu đời, một con người làm việc không mệt mỏi, một con người không ngừng nghỉ. Và anh xúc động với mọi giá trị xung quanh qua ngòi bút của mình.Ở đây, những bức họa của anh Nhân hơn 100 nhân vật, là 100 cách vẽ khác nhau, cô đọng nhưng không bị sơ sài, mang 1 dấu ấn riêng. Cách vẽ của Huỳnh Dũng Nhân không bị lặp lại, luôn luôn độc đáo, hình thành nên phong cách riêng, mà nghệ thuật luôn mang cho mình một phong cách của người nghệ sĩ ấy mới là nghệ thuật chân chính.” - NSND Hà Bắc chia sẻ. 

Một người bạn của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ: “Phóng sự là thể loại đặc sắc nhất của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, không những là một nhà báo tài năng mà Huỳnh Dũng Nhân còn là một hoạ sĩ nghiệp dư. Những bức tranh của ông có sự sáng tác rất mạnh, trong một thời gian ngắn mà có thể vẽ được nhiều như vậy. Điều quan trọng là bác Huỳnh Dũng Nhân đã lột tả được tính cách của nhân vật, cái đấy là cái rất quý của vẽ chân dung. Nhiều người quan trọng tranh chân dung có giống hay không nhưng giống về hình thức thì nó không có ý nghĩa gì cả. Với tôi, vẽ chân dung quan trọng hơn cả là thể hiện ra phong y, thần thái, cách sống thể hiện qua các nét vẽ, cái đó mới là cái quý giá”.

Với con mắt của những người yêu nghệ thuật, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã hoàn toàn “thuyết phục” được những con mắt khó tính, thể hiện tài năng hội hoạ của bản thân.
 

    Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chụp ảnh lưu niệm với nhà báo trẻ. 

“Những bức vẽ này anh định như thế nào?”

“Tranh này không bán, không cho/Đem triển lãm tiếp, cất kho làm gì?/Ai muốn ủng hộ thì tuỳ/Nhiều thì in sách, ít thì vẽ tranh”. Trước dòng tâm sự giữa MC và nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trước buổi triễn lãm, nhà báo của chúng ta bày tỏ quan điểm rằng: Trước mắt sẽ không được ai cầm về bởi vì anh sẽ có 1 cuộc triển lãm nữa ở SG hoặc ở Huế.

Triển lãm “Nhà báo vẽ nhà báo” diễn ra từ ngày 3/3 -15/3 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (TP. Hà Nội), triển lãm trưng bày 100 tác phẩm (khổ 70 cm x 90 cm) kèm bản gốc (khổ A3 và A4) cùng bộ sưu tập 20 tranh áp phích chống dịch và nhiều mẫu áo thời trang họa tiết chống dịch do nhà thiết kế Minh Hạnh thực hiện trong năm 2021.
 

Nguyễn Mạnh, Quỳnh Anh, Tường Vi

Phản hồi