Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS,TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; TS Nguyễn Công Dũng, Tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tham dự hội thảo còn có sự góp mặt của 150 đại biểu là các nhà khoa học, trong và ngoài nước.
Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS,TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; TS Nguyễn Công Dũng, Tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tham dự hội thảo còn có sự góp mặt của 150 đại biểu là các nhà khoa học, trong và ngoài nước.
Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức nhằm mục đích tạo diễn đàn để chia sẻ góc nhìn, cách thức tiếp cận về truyền thông chính sách đa văn hóa của các nhà nghiên cứu. Từ đó, làm sáng tỏ, hệ thống hóa khái niệm, cơ sở lý luận của truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam và Hàn Quốc. Đồng thời đưa ra những giải pháp, bài học thực tiễn để nâng cao công tác truyền thông chính sách đa văn hóa.
Phát biểu chào mừng hội thảo, PGS.TS Dương Trung Ý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của truyền thông chính sách về đa văn hóa trong giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân; qua đó giới thiệu đất nước, văn hóa con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, đóng góp vào sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân.
Trên cơ sở đó, từ năm 2016 đến năm 2023, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã phối hợp tổ chức thành công 8 Hội thảo khoa học quốc tế về truyền thông chính sách trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.
Hội thảo được chia thành 2 phiên thảo luận, trong đó phiên 1 với chủ đề “Lý luận truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Phiên 2 tại Hội thảo khoa học tập trung thảo luận về “Kinh nghiệm và thực hành tốt trong truyền thông chính sách về đa văn hóa”.
Quá trình trao đổi, thảo luận sôi nổi giữa các đại biểu đã hướng tới các nội dung quan trọng, trong đó đánh giá thực trạng truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hiện nay; phân tích về cơ hội, thách thức đặt ra đối với truyền thông chính sách về đa văn hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam; đưa ra những dự báo về xu hướng truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính thực tiễn để trực tiếp giải quyết các vấn đề về văn hoá, nâng cao hiệu quả truyền thông đa văn hoá trong từng thời kỳ của đất nước.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 56 bài tham luận của các nhà quản lý, hoạt động thực tiễn, chuyên gia và nhà khoa học. Các bài tham luận đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, ý nghĩa, vai trò của truyền thông chính sách về đa văn hoá với việc xây dựng xã hội khoan dung, hài hoà và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cùng với đó, tác giả trình bày tham luận cũng tập trung phân tích các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về truyền thống chính sách về đa văn hoá và thực tiễn công tác truyền thông chính sách hiện nay.
Phản hồi