Hoàng Thành Thăng được biết đến là nơi lưu trữ rất nhiều dấu ấn lịch sử qua các triều đại hưng thịnh của Việt Nam. Vì vậy, thời gian gần đây trên mạng xã hội, Hoàng Thành trở thành một điểm đến thu hút nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là những bạn học sinh, sinh viên muốn thay đổi cách học sử qua những trang sách bằng việc đến và trải nghiệm thực tế tại những di tích. Đặc biệt, tại đây bạn sẽ có những giây phút được tận hưởng một không gian yên bình, đậm chất cổ kính giữa lòng Hà Nội xô bồ. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng trực tiếp trải nghiệm mới là điều thú vị nhất, bởi chỉ nghe review của một vài bạn trẻ thôi, nhiều người khác đã "đứng ngồi không yên", muốn đến ngay địa điểm này.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Thực tế, toàn bộ cụm di tích được bao bọc bởi bốn con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu, thuộc địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Tạm gác lại những kiến thức lịch sử có vẻ như khô khan, hãy nghe những “review”, cảm nhận chân thực nhất của một bạn trẻ lần đầu đến trải nghiệm tại nhà tù Hoả Lò, để biết vì sao địa điểm này ngày càng thu hút đối với giới trẻ.
Đến Hoàng Thành Thăng Long vào một buổi sáng đầu tuần, thật bất ngờ khi lượng khách đến đây lại rất đông, đủ để thấy được độ nổi tiếng của địa điểm này. Bên cạnh một số nhóm du khách đến từ các tỉnh khác, đa số còn lại đều là các bạn học sinh, sinh viên ở Hà Nội rủ nhau đi trải nghiệm.
Ngay bên trong Hoàng Thành là bãi gửi xe rộng, hiện đại, giá vé gửi 5k/1 vé. Giá vé tham quan quy định là 30k/người, trừ những trường hợp đặc biệt khác sẽ được giảm giá hoặc miễn phí vé vào.
Trước khi bắt đầu hành trình tham quan, bạn có thể thuê hướng dẫn viên thuyết minh để hiểu chi tiết ý nghĩa lịch sử ở từng di tích, từng khu vực... khiến cho hành trình tham quan trở nên lý thú hơn. Bạn cũng có thể tự mình tìm hiểu bằng cách đọc những thông tin, trích dẫn lời kể về từng nhân vật lịch sử, đồ trưng bày, từng khu.
Điểm dừng chân đầu tiên trong cụm di tích Hoàng Thành đó là Kỳ Đài, tên gọi khác là Cột cờ Hà Nội. Nhìn tổng quát, di tích gồm ba tầng, kết cấu dạng tháp, đi vào sâu bên trong bạn sẽ được chiêm ngưỡng thiết kế cầu thang dạng xoắn ốc dẫn lên đỉnh, từ đây bạn có thể ngắm trọn vẹn không gian.
Đi thêm một đoạn nữa sẽ tới Đoan Môn - cổng chính dẫn vào Hoàng Thành. Xuất hiện lần đầu vào thời Lý, nhưng kiến trúc Đoan Môn do nhà Lê xây dựng vào thế kỉ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX. Đoan Môn được xây dựng theo lối kiến trúc vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”. Đây là địa điểm được nhiều du khách check in bởi vẻ uy nghi, hoành tráng của công trình.
Rời Đoan Môn, bạn băng qua một khoảng sân lớn gọi là Long Trì, rồi đến Điện Kính Thiên – hạt nhân chính trong tổng thể di tích Hoàng thành. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm nghi lễ dâng hương và dâng văn tưởng nhớ các vị vua, và nghe giới thiệu về Điện kính Thiên. Đắm mình trong không gian lịch sử đặc biệt giữa lòng Hà Nội, chất giọng vang hùng của người đọc tế khiến không khí buổi lễ dâng hương trở nên linh thiêng trang trọng giúp mỗi bạn trẻ thêm tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến, và càng tưởng nhớ công ơn của những bậc tiền nhân. Hiện nay, công trình chỉ còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá.
Vừa lắng nghe lời thuyết minh của hướng dẫn viên, vừa được tận mắt chiêm ngưỡng Hậu Lâu, được biết nơi đây khi xưa là chốn hậu cung – nơi sinh hoạt của hoàng hậu, công chúa, và các cung tần, mỹ nữ. Hậu Lâu được xây theo kiến trúc hình hộp với ba tầng, kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Pháp.
Chính Bắc Môn, hay Cửa Bắc, là một trong năm cửa của thành cổ Hà Nội thuộc thời Nguyễn, và cũng là cửa thành duy nhất còn sót lại, theo lối vọng lâu: phía trên là lầu, phía dưới là thành. Trên lầu hiện là nơi thờ hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – người đã cùng dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ và hi sinh.
Băng qua bên đường là khu khảo cổ, nơi cho bạn một bức tranh lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật của các triều đại phong kiến thông qua các di tích và di vật được tìm thấy sau cuộc khai quật khảo cổ vào năm 2002. Một số cổ vật được trưng bày lộ thiên có mái che để để du khách tham quan. Còn những cổ vật tinh xảo và quan trọng được trưng bày ở tầng hầm khu nhà Quốc hội.
Cổng hành cung là nơi canh gác của quân lính, nhằm giữ an toàn cho vua và hoàng tộc. Mỗi cổng hành cung là một công trình có thiết kế cầu kỳ, vững chãi, làm tôn vẻ tráng lệ của cung điện.
Ngoài các công trình khảo cổ, trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội còn có hệ thống các công trình kiến trúc Pháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nay được trưng dụng làm trụ sở và cơ quan của Nhà nước Việt Nam.
Và còn rất nhiều, rất nhiều cảm xúc khác nữa mà hành trình này mang lại. Không gì chân thực hơn là cảm giác đến tận nơi và tự mình trải nghiệm. Nhất định, hành trình tham quan tại nhà tù Hoàng Thành Thăng Long sẽ giúp người trẻ được đắm mình trong một bầu trời lịch sử với những cảm xúc tự hào, xúc động. Đặc biệt, khi được chứng kiến quá trình phát triển của lịch sử dân tộc qua các thời Đại La, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Nguyễn và thời đại Hồ Chí Minh. Sự phát triển này được thể hiện sinh động qua cách trưng bày hiện vật lịch sử 1.000 năm được khai quật từ lòng đất tại chính khu vực này. Đó là các hiện vật tiêu biểu như: loại hình mỹ thuật, gạch, ngói, hoa văn trang trí cung điện, đồ dùng sinh hoạt trong cung . Tất cả điều này, sẽ giúp các bạn trẻ hiểu thêm rất nhiều điều, biết thêm nhiều thứ về lịch sử nước nhà, và đặc biệt là "giải mã" sức hút của nơi này.
HUYỀN
4/18/2024 8:47:34 PM
HAY