Tới dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí Hà Đăng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; PGS. TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh...
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS. TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS. TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện, PGS. TS Trần Thanh Giang Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện.
Tới dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí lãnh đạo, đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan báo chí truyền thông Trung ương và địa phương, một số trường Đại học, lãnh đạo nhà trường và các đơn vị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cùng các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Viện Báo chí.
Chương trình Lễ kỷ niệm gồm nhiều hoạt động ý nghĩa: ôn lại truyền thống lịch sử hình thành và phát triển của Khoa Báo chí - Viện Báo chí; giới thiệu phim tài liệu "Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: 60 năm đồng hành cùng báo chí cách mạng Việt Nam"; tri ân 75 cá nhân là các thế hệ nhà báo lão thành, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên góp công lớn cho sự phát triển của Viện Báo chí; Hội thảo "Viện Báo chí: Truyền thống 60 năm đào tạo, nghiên cứu - vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển"; triển lãm sách và sản phẩm báo chí - truyền thông của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên tất cả các khóa, các bậc, các hệ trong lịch sử 60 năm của Viện Báo chí.
Tại lễ kỷ niệm, PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng - Viện trưởng Viện Báo chí - chia sẻ: "Chặng đường 60 năm qua, Viện Báo chí đã có thành tựu to lớn trong đào tạo nhân lực báo chí cách mạng, bám sát thực tiễn cách mạng từng thời kỳ, từ nghiên cứu tổng kết thực tiễn báo chí cách mạng, phát triển lý luận báo chí cách mạng Việt Nam trên nền tảng của khoa học báo chí truyền thông. Trong 60 năm, Khoa Báo chí - Viện Báo chí xây dựng và thực thi mô hình đào tạo nhà báo đảm bảo kiến thức chính trị - xã hội, năng lực nghiệp vụ, phẩm chất chính trị - phẩm chất đạo đức kỹ phẩm chất nghề nghiệp báo chí đặc thù".
Gần 20.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các hệ đào tạo đã trưởng thành, nối tiếp truyền thống tốt đẹp, khẳng định bản sắc và có nhiều đóng góp xứng đáng cho nền báo chí truyền thông; vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, đổi mới và phát triển đất nước. Viện tham gia chương trình đào tạo cán bộ báo chí, truyền thông cho một số các nước bạn như: Trung Quốc, Lào, Campuchia…
Viện Báo chí luôn là đơn vị đặc biệt chú trọng chất lượng chuyên môn khoa học trong các phong trào thi đua. Nhiều năm liên tục, Viện Báo chí đạt danh hiệu “Đơn vị lao động xuất sắc” trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền và trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Chuẩn bị kỷ niệm 60 năm là hoạt động quan trọng và qua mỗi lần tổ chức lại được hoàn thiện, phát triển thêm cả về chiều rộng cũng như chiều sâu, có quy mô lớn, nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bộ, ngành trong cả nước và có sự tham gia của hàng nghìn nhà báo, sinh viên các thế hệ gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm.
Trong khuôn khổ sự kiện, Viện Báo chí tổ chức các hoạt động: Triển lãm sách và sản phẩm báo chí – truyền thông; Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống; Hội thảo “Viện Báo chí: Truyền thống 60 năm đào tạo, nghiên cứu – vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển”; Trao giải báo chí truyền thông Thắp sáng; Trao học bổng cho sinh viên, chào tân sinh viên Fire Up 2022
Phản hồi