Danh mục Thứ Sáu, 19/04/2024

Tiêu điểm \

"Án treo" cho những căn nhà thuộc khu đất “kim cương” Kim Mã

00:37 25-10-2022
Để phục vụ cho việc thi công ga ngầm của dự án đường sắt Metro Nhổn - ga Hà Nội, một phần đường Kim Mã được rào chắn khiến cho nhiều ngôi nhà phải đóng cửa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người dân.

Ba năm nhìn rào chắn

Chính thức được khởi công từ tháng 10/2010, tuyến đường sắt Metro Nhổn - ga Hà Nội có tổng chiều dài là 12,5km gồm: 8,5km trên cao và 4km dưới hầm. Tuyến đường trên không dự kiến hoàn thành vào năm nay nhưng đã gần kề những tháng cuối năm vẫn chưa thấy dấu hiệu đi vào hoạt động. Còn tuyến đường ngầm thì dự kiến đến năm 2027, hiện tại để thi công các nhà tổ chức thi công đã quây hàng rào ở các nhà ga từ S9 - S12 (ga Kim Mã, Cát Linh, Quốc Tử Giám, ga Hà Nội).  

Đặc biệt, một phần đường Kim Mã được rào chắn nhằm phục vụ thi công ga ngầm của dự án đường sắt đô thị Hà Nội đoạn Nhổn - ga Hà Nội khiến người tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn từ thành 10/2018 - đến nay vẫn chưa được rỡ bỏ.

Khu vực thi công không có công nhân làm việc, nhiều trang thiết bị không đi vào hoạt động.

Sắt thép bị han rỉ.

Tại S9 (đường Kim Mã), một bên đường bị rào chắn, chỉ rộng 3m đủ cho các phương tiện đi lại, hạn chế giao thông, gây ra sự tương phản giữa hai bên đường. Song, bên trong công trường không còn máy móc thiết bị thi công, cỏ dại mọc đầy. Từ khi công trình ở đây được triển khai, thì cuộc sống của người dân ở nơi đây trở lên đìu hiu rất nhiều, không còn là dãy phố từng rất sầm uất với mặt tiền kim cương tiền tỷ.

 

Máy móc không sử dụng nhưng hàng ngày vẫn cần phải hoạt động tránh hỏng hóc, gây tổn thất nhiều chi phí.

Người dân khổ sở, đất kim cương bị mất vị thế

Theo quan sát và tìm hiểu của PV, nhiều cửa hàng trên phố Kim Mã đã phải đóng cửa chuyển đi nơi khác. Con đường trước kia rộng 20m, sau 3 lần thu hẹp, nay vỏn vẹn còn chưa đầy 3m. Tuyến đường một chiều, lại cấm ô tô khiến việc kinh doanh, cuộc sống sinh hoạt của người dân càng thêm khó khăn. 

Những vết nứt nghiêm trọng, bị dột do nước mưa tại ngôi nhà 431.

Căn nhà ở số 431 Kim Mã (cách rào chắn công trường thi công ga S9 khoảng 4m) hiện tượng lún, nứt xảy ra rất nghiêm trọng. Cụ thể, nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà nghiêng nhẹ sang một bên. Phía dưới tầng hầm, các vết nứt chạy dài trên phần trần và các khớp nối của trụ nhà, lộ rõ phần thép. Tình trạng này bắt đầu diễn ra từ năm 2019, đến nay tình hình ngày càng xấu đi.

Chia sẻ với cơ quan báo chí, bà Nguyễn Thị Bích (53 tuổi), chủ nhà, cho biết chính quyền địa phương và nhà thầu dự án từng mời đơn vị độc lập đánh giá tình trạng ngôi nhà và cho rằng ngôi nhà bà đang ở rơi vào mức cực kỳ nguy hiểm, phải di dời.

Bà cho biết gia đình đã nhiều lần nộp đơn tới các đơn vị liên quan, nhưng vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa nên gia đình luôn cảm thấy bất an.

Bà Nguyễn Thị Hòa (72 tuổi) có thâm niên sống ở khu vực đường Kim Mã nhiều năm cho biết: “Mảnh đất mặt tiền phố Kim Mã là tài sản thừa kế, mẹ để lại cho 4 chị em. Trước khi nhà thầu đến dựng rào chắn để thi công ga ngầm S9, căn nhà được các bên bất động sản thuê với giá 40 triệu đồng/tháng, làm ăn phát đạt, tuy nhiên rào chắn thi công kéo dài lâu nên họ trả nhà”.

Bà Hòa chia sẻ về những trăn trở của mình.

Hiện nay, bà Hòa đã hạn giá thuê nhà hơn 50% nhưng vẫn không có khách liên lạc. Con đường trước nhà bị quây tôn như bị phong ấn, ngày qua ngày chịu đựng tiếng còi xe inh ỏi và âm thanh rầm rầm của xe cộ qua lại suốt ngày đêm. Đặc biệt vào những giờ tan tầm bà Hòa cho biết: “xe cộ ở đây chen chúc nhau, cứ xe nọ va vào đít xe kia, đặc biệt vào những ngày trời mưa gây ắc tắc giao thông nghiêm trọng, gây nguy hiểm. Họ quây rào, thu hẹp làn được để rô bốt đào hầm nhưng vẫn “đắp chiếu” để đó, không có thái gì nhưng lại ảnh hưởng tới nhiều người”.

Dự án đường sắt Metro Nhổn - ga Hà Nội ra đời nhằm phát triển giao thông công cộng để hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc, nhưng nếu để kéo dài, "đắp chiếu" sẽ rất lãng phí và gây thất thoát lớn. Khi mới triển khai dự án, công nhân và máy móc hoạt động nhộn nhịp. Nhưng 2 năm nay thì im hẳn. Bà Hòa nói đùa rằng máy móc ở đây “thi thoảng lại được lôi ra hoạt động chống gỉ”.

Cách nhà bà Hòa chừng 400m, một người dân khác chia sẻ: “Trước đây, khi làn đường chưa thu hẹp, tôi có mở quán trà đá và rất đắt khách, tuy nhiên bây giờ thì chỉ có thể mở sạp dưa cà để cầm cự. Mặt tiền tầng 1 bây giờ cho thuê 6 triệu cũng không ai thèm thuê”. Cũng chung tình trạng với bà Hòa, ngôi nhà trước đây là cửa hàng bán quần áo có nhiều người ghé qua mua, nhưng do mặt tiền bị thu hẹp, bán chậm, nên họ trả lại nhà. 

Nỗi lo về cơm áo gạo tiền, trông chờ vào đường lương hưu của người chồng và sạp dưa cà hay bán trà đá để cầm cự vẫn tiếp diễn để chờ đợi, hy vọng rào chắn sớm được dỡ bỏ, công trình đi vào hoạt động thì những người dân ở con đường Kim Mã mới cảm thấy được “giải phóng”. 

Có hướng đi nào mới?

Vấn đề chính của dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đang gặp phải là chậm trễ, vướng mắc về việc giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ của dự án. Việc này sẽ vẫn bị tồn đọng vì Ban đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã thừa nhận vấn đề nhưng từ chối mức đền bù và cử cán bộ trao đổi. Tình trạng các công trình vẫn bỏ ngỏ và không có công nhân đến làm.

UBND TP Hà Nội đang triển khai rà soát, hoàn thiện báo cáo đề xuất để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh kéo thời gian thực hiện dự án này đến năm 2027. Cụ thể khai thác, vận hành đoạn trên cao từ cuối năm 2022; khai thác, vận hành toàn tuyến từ năm 2027; điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án tăng từ 32.910 tỷ đồng lên 34.826 tỷ đồng.

Diễm Quỳnh - Báo in k40

Phản hồi