Tham dự buổi gặp mặt có sự tham sự của GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Nguyễn Thắng Lợi - Tổng biên tập Tạp chí Lý luận Chính trị Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Hoàng Ngọc Hải, Phó Chánh Văn phòng Học viện.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có sự tham dự của PGS.TS Mai Đức Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện.
Phát biểu tại buổi gặp mặt “Kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam”, GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có một vị trí vô cùng đặc biệt và quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và trong lĩnh vực công tác tư tưởng, báo chí truyền thông nói riêng.
“Đội ngũ giảng viên của Học viện đảm nhiệm 3 vai trò: thứ nhất đào tạo đội quân chủ lực trên mặt trận công tác tư tưởng; thứ hai là những người trực tiếp đào tạo ra các nhà báo, thứ ba là những người nghiên cứu tạo nền tảng lý luận cho sự nghiệp báo chí cách mạng”. GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Cũng tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện gửi lời chúc tốt đẹp đến các cán bộ, giảng viên đào tạo báo chí, biên tập viên, phóng viên… và ghi nhận những đóng góp quan trọng của các đơn vị báo chí trong thời gian qua.
Đồng thời, PGS.TS Phạm Minh Sơn mong muốn các đơn vị báo chí, đội ngũ nhà báo tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam. Mỗi người làm báo phải rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Họ phải thực sự là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận giáo dục, đào tạo, tư tưởng văn hóa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.
PGS.TS Phạm Minh Sơn hy vọng, các khoa, viện đào tạo lý luận và chuyên ngành báo chí trong Học viện sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển chung của nhà trường. Đồng thời, các đơn vị tăng cường trao đổi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên để đào tạo cho đất nước những cán bộ, phóng viên, biên tập viên “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
Phản hồi