PV: Xin chào Kỹ sư thuỷ lợi Nguyễn Công Trường. Cảm ơn anh đã nhận lời tham gia cuộc phỏng vấn. Đầu tiên là về các vấn đề thuỷ lợi trong đô thị thành phố Hà Nội. Anh có thể miêu tả ngắn gọn về sơ đồ hoạt động được không?
Kỹ sư Nguyễn Công Trường: Trong đô thị thành phố Hà Nội thì vấn đề thuỷ lợi chính là thoát nước, còn cấp nước thô và cấp nước sinh hoạt thì là khía cạnh giữa hạ tầng với thuỷ lợi.
PV: Với tư cách là một kỹ sư thuỷ lợi thì theo anh sức phát triển của đô thị thì nó có gây thêm nhiều vấn đề về thuỷ lợi, môi trường không?
Kỹ sư Nguyễn Công Trường: Nếu nói về thuỷ lợi nếu nói về thuỷ lợi đặc biệt là tiêu nước thì nó liên quan chặt chẽ đến việc phát triển của hạ tầng đô thị. Khi đô thị tăng lên thì nhu cầu thoát nước nhanh và nhiều để kịp đáp ứng kịp đáp ứng thời gian không úng ngập. Đi kèm với việc đô thị phát triển thì không gian trữ nước lại ít dần đi, các hồ ngày càng ít dần, mọi người phải lưu tâm đến việc bảo vệ nó để làm nơi trữ nước tự nhiên đồng thời vừa tạo cảnh quan đô thị. Việc xử lý nước thải sinh hoạt vẫn còn kém nên nhiều sông hồ như Tô Lịch, Sét,.. vẫn còn ô nhiễm nặng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân.
PV: Hiện tại thành phố đã có những hành động cụ thể nào cho các vấn đề này?
Kỹ sư Nguyễn Công Trường: Hiện tại thành phố đã và đang áp dụng nhiều biện pháp như xử lý nước thải bằng công nghệ Nano, công nghệ 3C, các bể thuỷ sinh, xử lý nước thải từ đầu nguồn cùng nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác. Tuy nhiên nó sẽ phụ thuộc vào mức độ ưu tiên áp dụng và khả năng đầu tư tài chính đến giai đoạn nào, hầu như hiện tại vẫn đang tập trung xử lý các sông, hồ
PV: Anh có thể miêu tả ngắn gọn về kế hoạch quy hoạch thuỷ lợi của thành phố Hà Nội
Kỹ sư Nguyễn Công Trường: Trong quy hoạch chung của thành phố và luật của thành phố theo hướng xanh, sạch, đẹp thì ưu tiên là xử lý nước thải và sau đó là tách phần nước thải ra khỏi phần nước sạch. Ví dụ như 16,17 cái hồ được đầu tư theo vốn của Nhật Bản thì cơ bản là sạch và đường nước thải không được đổ trực tiếp vào hồ. Sau này tất cả hệ thống đường cống dẫn ra sông cũng sẽ được xử lý làm sạch trước khi xả lại ra sống
PV: Anh có thể nêu một vài ý kiến về vấn đề khi đô thị hóa cao thì yêu cầu thuỷ lợi tăng lên.
Kỹ sư Nguyễn Công Trường: Mật độ người dân tăng chính là nhu cầu của xã hội. Nhu cầu sẽ đưa ra yêu cầu là phải giải quyết một lượng đô thị hoá cao lên thì đi những yếu tố hạ tầng cũng tăng theo. Lượng người tăng lên các cái yêu cầu phát triển và để đáp ứng được nhu cầu đó thì các công trình thuỷ lợi cũng phát triển để phục vụ đời sống. Trước đây môi trường có thể tự cân bằng sinh học để làm sạch nguồn nước, nhưng khi mà đô thị hóa phát triển vượt bậc thì nó không thể làm sạch một cách tự nhiên nữa mà cần phải những công trình thêm những công trình thuỷ lợi của con người. Vừa qua một loạt công trình lớn được xây dựng, ví dụ như 2 trạm bơm Yên Sở, trạm bơm tiêu Yên Nghĩa.
PV: Theo tìm hiểu của tôi về điều khoản 123, điều 16 Luật Thuỷ lợi 2017 thì loại công trình thuỷ lợi được xác định quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro bao gồm công trình thuỷ lợi vô cùng quan trọng, công trình thuỷ lợi lớn, công trình thuỷ lợi vừa, công trình thì thuỷ lợi nhỏ thì với các khu vực đô thị thì người trong ngành như anh xác định theo tiêu chí như thế nào?
Kỹ sư Nguyễn Công Trường: Cũng như mọi ngành khác thì ngành thuỷ lợi cũng có các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng. Ví dụ như các tuyến đê của Hà Nội thì tất cả khu vực bắt đầu tính từ nội thành thì tuyến đê được coi là tuyến đê cấp đặc biệt, còn ra ngoài ngoại thành thì chỉ là đê cấp 1 thôi. Nhưng trong thuỷ lợi có rất nhiều loại công trình thì nếu muốn chi tiết hoá cái luật trên áp dụng cho công trình nào, với mức độ quan trọng nào thì phải cụ thể công trình đó là gì thì mới có thể nói sự khác nhau và tầm quan trọng của nó đối với dân sinh thể hiện bằng con số
Phản hồi