Sự kiện có sự góp mặt của anh Nguyễn Duy Tuấn - truyền nhân thế hệ thứ ba của gia tộc đồ cổ có truyền thống lâu đời tại Việt Nam và ông Trần Huy Khôi, CEO của Đa La Xước Phục - người đam mê và cống hiến không ngừng cho việc bảo tồn và phát triển cổ phục Việt Nam. Tại sự kiện, các khách mời chia sẻ những câu chuyện, tình yêu, niềm đam mê với những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.
Mở đầu Workshop, ông Nguyễn Duy Tuấn - người có 10 năm kinh nghiệm làm truyền thông và truyền tải thông tin về đồ cổ cho các nhà sưu tầm chia sẻ: “Đồ cổ đã ngày càng hiếm đi. Để đánh giá 1 tác phẩm đồ cổ bao gồm 10 tiêu chí: tính nguyên bản, nguồn gốc, sự quý hiếm, giá trị lịch sử, chất liệu chế tác, xu hướng sưu tầm và kích thước của nó. Trong mười tiêu chí ấy nếu đạt càng nhiều tiêu chí thì giá trị của món đồ cổ càng cao. Để xác định một món đồ cổ không chỉ dựa vào số lượng của nó nhiều hay ít mà còn phụ thuộc nhiều vào giá trị lịch sử mà nó đã để lại và được minh chứng trong sổ sách. Có như thế thì đồ cổ mới thật sự có giá trị.”
Đây là cơ hội cho những ai yêu văn hoá truyền thống và thú chơi cổ ngoạn được tận mắt chứng kiến những cổ vật. Các khách mời tham gia được lắng nghe những chia sẻ từ các diễn giả về kiến thức văn hoá lịch sử, những câu chuyện thú vị xoay quanh cổ vật Việt Nam.
Bàn về việc giữ gìn và quảng bá những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc và đặc biệt là cổ phục, ông Trần Huy Khôi - CEO của Đa La Xước Phục cho biết: “Cổ phục là trang phục truyền thống của người Việt, từ áo dài đến áo giao lĩnh, áo ngũ thân, áo tứ thân và nhiều kiểu trang phục khác. Đây không chỉ là trang phục biểu tượng của văn hoá truyền thống mà còn thể hiện sự phản ánh của lịch sử, xã hội và văn hoá dân tộc.”
Sự kiện tạo ra gian giao lưu, trải nghiệm thú vị khi các bạn trẻ có cơ hội trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hoá đặc sắc như: khám phá cổ vật, cổ phục truyền thống… Đây là cách tiếp cận những giá trị văn hoá - lịch sử truyền thống mới lạ, hiệu quả, đồng thời nâng cao giá trị nhận thức và tình yêu với những nét đẹp cổ xưa của công chúng.
Phản hồi