Định nghĩa và đặc điểm
Hiểu nhầm ngay từ định nghĩa và đặc điểm, các bạn có thể có những cái nhìn lệch lạc về truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện.
Truyền thông đại chúng là ngành đào tạo kỹ năng sáng tạo nội dung, sản xuất các dòng sản phẩm truyền thông đại chúng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp truyền thông, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tại các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt trong truyền thông văn hóa, nghệ thuật, giải trí, thể thao, … Kỹ năng lên kế hoạch cho các sự kiện cũng được đào tạo trong ngành này.
Truyền thông đa phương tiện đào tạo kỹ năng sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong truyền thông xã hội, quản trị website, các chương trình, chiến dịch truyền thông, thiết kế, thực hiện các dự án phát triển truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Truyền thông đa phương tiện thiên về kỹ năng viết, thiết kế hình ảnh, video ứng dụng trên môi trường số. Các sinh viên được học chuyên sâu về các sản phẩm kỹ thuật số, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện, áp dụng công nghệ trong hoạt động truyền thông.
Trong một công việc cụ thể, truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện đều có thể kết hợp với nhau để hoàn thiện. Có một câu nói về cách phân biệt rất dễ giữa hai ngành này mà ai trong ngành cũng đều từng được nghe qua, đại ý như sau: ‘’Nếu bạn có một bức tranh, thì truyền thông đại chúng chính là những nét vẽ, còn truyền thông đa phương tiện sẽ là những mảng màu’’. Rõ ý hơn, trong một công việc, truyền thông đại chúng sẽ lên nội dung, kế hoạch chung, còn truyền thông đa phương tiện sẽ hoàn thiện theo lối mà truyền thông đại chúng ‘’vẽ’’ ra.
Cơ hội việc làm
Cơ hội việc làm cũng là một khía cạnh khó phân biệt của hai ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện. Khi tìm hiểu kĩ hơn, ta sẽ thấy cả hai ngành này đều có sự đa dạng trong công việc, dễ dàng giúp ta lựa chọn, xác định được hướng đi của bản thân trong từng ngành học.
Truyền thông đại chúng: Với truyền thông đại chúng, những người khi học ngành này có cơ hội được tiếp xúc với các công việc:
Chuyên viên sáng tạo nội dung: copywriter, biên kịch, thiết kế.
Nhà sản xuất sản phẩm truyền thông, quảng cáo, gói nhận diện thương hiệu, video âm nhạc, phim, sản phẩm truyền thông số.
Phụ trách kinh doanh và phát triển các dự án hợp tác, liên kết truyền thông, chuyên viên hình ảnh, quản lý thương hiệu, quản trị khủng hoảng.
Chuyên viên nghiên cứu, ứng dụng và tư vấn phát triển mảng truyền thông cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Khởi nghiệp truyền thông.
Truyền thông đa phương tiện: Khi học ngành này, các bạn có thể được tiếp xúc với các công việc như:
Giám đốc sản xuất, sáng tạo, kinh doanh, đạo diễn, biên kịch, chuyên viên sáng tạo nội dung số, biên tập viên sản phẩm truyền thông số.
Chuyên viên quảng cáo, marketing, PR, truyền thông xã hội, quản trị thương hiệu, quản trị truyền thông số, dữ liệu số.
Quản trị website, quản lý chương trình, chiến dịch truyền thông, phát triển dự án truyền thông số,
Khởi nghiệp truyền thông.
Trên giảng đường, sinh viên ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện được học tổng quan lý thuyết, đồng thời được thực hành để hiểu rõ hơn về các công việc trong chính ngành học của mình. Khi có trong tay lý thuyết cùng những kĩ năng đã được rèn giũa, sinh viên sẽ dễ dàng nắm bắt được cơ hội việc làm từng ngành. Không chỉ vậy, nếu thực hành tốt, các bạn hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn những gì mình từng học và thực hành. Những người học truyền thông đại chúng vẫn có thể làm những công việc liên quan đến ngành truyền thông đa phương tiện và ngược lại.
Truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Ở Viện Báo chí, bên cạnh việc đào tạo trên giảng đường, sinh viên còn có cơ hội được thực hành chuyên ngành, tiếp xúc với các tòa soạn báo, câu lạc bộ, công ty truyền thông, tham gia các hoạt động tổ chức sự kiện lấy thêm kinh nghiệm. Những trải nghiệm của sinh viên đều mang lại kết quả khả quan qua sự chuyên nghiệp trong làm việc, nâng cao khả năng teamwork và kỹ năng xây dựng, tổ chức kế hoạch.
Để biết thêm chi tiết về hai ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện của Học viện Báo chí & Tuyên truyền, các bạn có thể vào link của Viện báo chí: https://ioj.vn/
Mong rằng những thông tin hữu ích vừa rồi đã giúp các bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về hai ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện, đặc biệt với những thí sinh đang bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và những bạn đang ấp ủ ước mơ gia nhập ngôi nhà chung của Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
Phản hồi