Danh mục Thứ Ba, 30/04/2024

GIỚI THIỆU \

VIỆN BÁO CHÍ

11:06 20-02-2020
Thực hiện Quyết định số 6591 ngày 1/11/2018 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2019, Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức thành lậptrên cơ sở hợp nhất Khoa Báo chí và Viện Nghiên cứu Báo chí Truyền thông của Học viện.

VIỆN BÁO CHÍ

  1. Thông tin Viện
  • Tên tiếng Việt: Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Tên tiếng Anh: Institute of Journalism
  • Tên viết tắt: IoJ
  • Địa chỉ:tầng 5, nhà A 1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, số 36 – Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Số điện thoại: (024)37.546.963 (máy lẻ: 506,507)
  • Email:khoabaochi@ajc.edu.vn
  • Fanpage: Viện Báo chí
  1. Lịch sử hình thành và phát triển

Thực hiện Quyết định số 6591 ngày 1/11/2018 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2019, Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức thành lậptrên cơ sở hợp nhất Khoa Báo chí và Viện Nghiên cứu Báo chí Truyền thông của Học viện.

  • Tầm nhìn: Vì sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam dựa trên nềntảng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa học báo chí truyền thông, phụng sự nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
  • Sứ mệnh: Viện Báo chí là đơn vị cấp Viện duy nhất của Học viện Báo chí vàTuyên truyền – trường Đảng, trường Đại học trọng điểm quốc gia; là đơn vị đào tạo, nghiên cứu,tư vấn, ứng dụng phát triển báo chí truyền thống có lịch sử và truyền thống lâu đời nhất, quy mô lớn nhất và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong cả nước.
  • Giá trị cốt lõi: Bản lĩnh, trí tuệ, đổi mới, cống hiến.

2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

  • Chức năng

Một là, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí truyền thông cho đất nước và đội ngũlãnh đạo quản lý báo chí truyền thông cho hệ thống chính trị.

Hai là, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng dụng: nghiên cứu phát triển lý luận báo chí truyền thông; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu báo chí truyền thông quốc gia; luận cứ khoa học phục vụ cho nghiên cứu, tư vấn cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền thông; nghiên cứu ứng dụng thành tựu lý thuyết báo chí truyền thông hiện đại trong thực tiễn ở Việt Nam.

Ba là, thiết kế và triển khai dự án phát triển và tư vấn trong lĩnh vực báo chí truyền thông: thực hiện các dự án hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo, tư vấn, ứng dụng và phát triển lý luận và ứng dụng trong lĩnh vực báo chí truyền thông. 

  • Nhiệm vụ và quyền hạn
  1. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí truyền thông cho đẩt nước và đội ngũ lãnh đạo quản lý báo chí truyền thông cho hệ thống chính tr
  1. Đào tạo đại học: (1). Ngành báo chí:  hai chuyên ngành cốt lõi báo in và báo ảnh, xây dựng và phát triển các chuyên ngành báo chí mới theo hướng hiện đại và có tính ứng dụng cao; 2). Đào tạo ngành Truyền thông đại chúng; (3). Đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện; (4). Xây dựng và đề xuẩt đề án các ngành, chuyên ngành báo chí truyền thông mới theo hướng hiện đại, có tính hệ thống và ứng dụng cao; (5). Đào tạo bậc thạc sĩ chất lượng cao và liên kết đào tạo quốc tế các ngành báo chí truyền thông
  2. Đào tạo sau đại học các ngành Báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện; xây dựng và phát triển các ngành và chuyên ngành báo chí truyền thông mói theo hướng hiện đại và có tính ứng dụng cao; Đào tạo bậc thạc sỹ chất lượng cao và liên kết đào tạo quốc tế các ngành báo chí truyền thông.
  3. Chủ trì tổ chức và phối hợp với các đơn vị trong và ngoàiHọc viện thiết kế và phát triển các loại hình đào tạo liên kết, liên thông với các trường đại học nước ngoài. Thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo ở bậc đại học và sau đại học với các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học về báo chí – truyền thông của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  4. Thực hiện chuẩn hoá giáo trình và xây dựng các giáo trình chuẩn cho các ngành/ chuyên ngành đào tạo báo chí - truyền thông.
  5. Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo chuẩn chức danh cho cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông đương chức và trong quy hoạch của hệ thống chính trị.
  6. Đào tạo, bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên theo quy định chuẩn chức danh của Nhà nước.
  7. Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp trong hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt cho các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan báo chí – truyền thông về: chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền thông; đào tạo kiến thức cơ bản, nâng cao, chuyên sâu và kiến thức cập nhật về báo chí truyền thông, xu hướng phát triển, giải pháp báo chí truyền thông và quản lý báo chí truyền thông đáp ứng yêu cầu về lý luận và thực tiễn quản lý.
  8. Chủ trì, tổ chức thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về báo chí – truyền thông cho cán bộ quản lý, nhà báo, nhân viên của các cơ quan báo chí và cơ sở truyền thông theo nội dung hình thức, thời gian địa điểm phù hợp với yêu cầu của người học và các đơn vị.
  9. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên, báo chí truyền thông; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng báo chí truyền thông và quản lý báo chí truyền thông cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác tư tưởng văn hóa trong các tổ chức đảng, các cơ quan báo chí truyền thông, tổ chức Đảng, dân vận, văn phòng, tôn giáo… của hệ thống chính trị, cũng như các đối tượng có nhu cầu khác.
  10. Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng khác do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Báo chí và Tuyên truyền giao cho.
  1. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu lý luận và lịch sử báo chí truyền thông, nghiên cứu ứng dụng về báo chí  truyền thôngvà các lĩnh vực có liên quan do Đảng và Nhà nước và Học viện giao
  1. Tổ chức nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu báo chí truyền thông quốc gia;
  2. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến về báo chí – truyền thông phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu, giới thiệu các kinh nghiệm và mô hình phát triển tiêu biểu cho các cơ quan quản lý báo chí – truyền thông, các cơ quan, tổ chức báo chí – truyền thông và các doanh nghiệp truyền thông;
  3. Nghiên cứu, đề xuất chiến lược nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực báo chí truyền thông; Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo bồi dưỡng báo chí truyền thông đáp ứng yêu cầu của thực tiễn;
  4. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn việc sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, biên soạn, chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện chuẩn hóa, hệ thống hóa giáo trình, sách chuyên khảo và tham khảo và xây dựng có sở dữ liệu về khoa học báo chí truyền thông Việt Nam và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền thông trong cả nước.
  5. Chủ động khai thác và tổ chức thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản – lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông; nghiên cứu ứng dụng, phổ biến kinh nghiệm và các dự án tư vấn về báo chí – truyền thông cho các tổ chức và các cá nhân có nhu cầu.
  1. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, cung cấp luận cứ khoa học cho Trung ương Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách về báo chí truyền thông và lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông
  1. Nghiên cứu chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực báo chí truyền thông
  2. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến về báo chí – truyền thông phục vụ cho hoạt động tham mưu, đề xuất, cung cấp luận cứ khoa học cho Trung ương Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách về lĩnh vực báo chí truyền thông và lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông
  3. Nghiên cứu các đề tài trọng điểm quốc gia về báo chí truyền thông và quản lý báo chí truyền thông
  1. Hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, tư vấn, dự án phát triển báo chí - truyền thông
  1. Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng và trao đổi giảng viên, trao dổi sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh với các trường đại học nước ngoài;
  2. Hợp tác, trao đổi và thực hiện các dự án viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ chương trình và kế hoạch hợp tác quốc tế;
  3. Đề xuất, tham mưu và thực hiện dự án hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu lĩnh vực báo chí truyền thông.
  4. Tiếp nhận và tạo điều kiện cho giảng viên nước ngoài giảng dạy và làm việc tại Học viện và Viện.
  1. Tổ chức, thực hiện các dự án ứng dụng, dịch vụ hỗ trợ phát triển báo chí truyền thông
  1. Dịch vụ truyền thông chính sách và tư vấn truyền thông; dịch vụ tư vấn chiến lược; dịch vụ tư vấn giải pháp truyền thông và quản lý báo chí truyền thông.
  2. Tổ chức, thực hiện các dự án nghiên cứu, thử nghiệm lý thuyết mới, mô hình mới…, các dự án ứng dụng trong lĩnh vực báo chí truyền thông; ứng dụng công nghệ báo chí truyền thông ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…
  3. Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển báo chí truyền thông cho các cơ quan, tổ chức, địa phương….
  4. Tổ chức, thực hiện các dự án và các sản phẩm báo chí truyền thông của nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên (Đặc san Báo chí Trẻ, Phần mềm công nghệ quản lý dữ liệu báo chí – truyền thông quốc gia, phần mềm ứng dụng trong truyền thông môi trường số)
  5. Tổ chức và thực hiện dự án, dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông.

2.2. Mô hình tổ chức bộ máy

Bao gồm: Cấp ủy Viện, Ban lãnh đạo Viện, Hội đồng tư vấn ngành Báo chí, Hội đồng Viện, 5 Bộ môn (Lý luận và lịch sử báo chí truyền thông, Báo in, Ảnh báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện và 3 Trung tâm (Trung tâm Nghiên cứu báo chí truyền thông; Trung tâm Ứng dụng và phát triển báo chí truyền thông, Trung tâm thực hànhvà CLB báo chí truyền thông).

3. Chương trình đào tạo

3.1. Chương trình đào tạo hệ đại học

Chương trình đào tạo hệ đại học do Viện Báo chí phụ trách gồm 3 ngành, 4 chuyên ngành như dưới đây:

3.1.1.1.  Ngành báo chí

Chuyên ngành Báo in

Đào tạo: Kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí và sản xuất sản phẩm báo chí; đào tạo chuyên sâu kỹ năng viết cho báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, trang tin điện tử, trang tin tổng hợp, bản tin, đài truyền thanh; kỹ năng biên tập, tổ chức nội dung sản phẩm báo, tạp chí, website, trang tin, kỹ năng làm video, audio, chụp ảnh, thiết kế- trình bày báo,…

Cơ hội việc làm: Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo in, website,  báo online, đài phát thanh – truyền hình; chuyên viên báo chí – truyền thông – PR trong các cơ quan , tổ chức, doanh nghiệp; nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo,  nghiên cứu báo chí – truyền tthông.

Chuyên ngành Ảnh báo chí

Đào tạo: Kỹ năng chụp ảnh, biên tập và tổ chức ảnh trên các sản phẩm báo, tạp chí, website, trang tin, kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí và sản xuất sản phẩm báo chí, kỹ năng viết, làm video, audio, thiết kế - trình bày báo,…

Cơ hội việc làm: Phóng viên ảnh, biên tập viên ảnh các cơ quan báo in, website,  báo online, đài phát thanh – truyền hình; chuyên viên báo chí – truyền thông – PR trong các cơ quan , tổ chức, doanh nghiệp; nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo,  nghiên cứu báo chí – truyền tthông.

3.1.2. Ngành Truyền thông đa phương tiện

- Đào tạo: Kỹ năng sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện; ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong truyền thông xã hội, quản trị website, trong các chương trình, chiến dịch truyền thông; thiết kế, thực hiện các dự án phát triển truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Cơ hội việc làm:

+ Giám đốc sản xuất, sáng tạo, kinh doanh, marketing; đạo diễn, biên kịch, chuyên viên sáng tạo nội dung số, biên tập viên sản phẩm truyền thông số.

+ Chuyên viên quảng cáo, marketing, PR,  truyền thông xã hội, quản trị thương hiệu, quản trị và tư vấn truyền thông số/ truyền thông dữ liệu.

+ Chuyên viên quản trị Cổng thông tin điện tử, quản trị website, quản lý chương trình, chiến dịch truyền thông, phát triển dự án truyền thông số.

3.1.3. Ngành Truyền thông đại chúng

- Đào tạo: Kỹ năng sáng tạo nội dung, sản xuất, các dòng sản phẩm truyền thông đại chúng tại các doanh nghiệp truyền thông; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng truyền thông đại chúng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đặc biệt trong truyền thông văn hoá, nghệ thuật, thể thao, giải trí, biểu diễn...

 - Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

+ Chuyên viên sáng tạo nội dung: copywriter, biên kịch, thiết kế;

+ Nhà sản xuất sản phẩm truyền thông quảng bá, quảng cáo, gói nhận diện thương hiệu, video âm nhạc, phim, sản phẩm truyền thông số…

+ Phụ trách kinh doanh và phát triển các dự án hợp tác, liên kết truyền thông; chuyên viên quản lý hình ảnh,  quản trị thương hiệu- danh tiếng; quản trị khủng hoảng cho cơ quan, tổ chức và cá nhân;

+ Chuyên viên nghiên cứu, ứng dụng và tư vấn phát triển các kênh truyền thông đại chúng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân

+ Khởi nghiệp truyền thông.

3.1.4. Phương thức đào tạo thực hành

- Toà soạn Đặc san Báo chí Trẻ

- Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông CJC

- Câu lạc bộ Báo chí điều tra IJC

- Hợp tác đào tạo tại cơ quan báo chí và doanh nghiệp truyền thông trong nước và quốc tế.

 

3.2. Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ

3.2.1. Chuyên ngành Quản lý báo chí – truyền thông

Đào tạo những người có trình độ chuyên môn sau đại học (SĐH), có năng lực quản lý các vấn đề và quá trình hoạt động báo chí – truyền thông, biết nắm bắt, xử lý các vấn đề chuyên môn, có kiến thức và kỹ năng tổ chức quản lý cơ quan báo chí và cơ sở truyền thông, có năng lực tham mưu, tư vấn cho hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông. Người được đào tạo còn có khả năng nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu khoa học lĩnh vực được đào tạo.

3.2.2. Chương trình đào tạo thạc sĩ Báo chí học

Đào tạo những người có trình độ chuyên môn sau đại học (SĐH),có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực báo chí-truyền thông, nắm vững các chuẩn mực nghề nghiệp, nguyên tắc, kỹ năng tác nghiệp, nắm được các khuynh hướng vận động, phát triển báo chí-truyền thông và phương hướng tiếp cận, xử lý, nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống; có khả năng xây dựng và tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí-truyền thông; có khả năng tham mưu, tư vấn các vấn đề quản lý báo chí-truyền thông. Người được đào tạo còn có khả năng nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu khoa học lĩnh vực được đào tạo.

3.3. Chương trình đào tạo bậc tiến sĩ ngành Truyền thông đại chúng (Mass Communication), chuyên ngành Báo chí học (Journalism)

Viện Báo chí (trước là Khoa Báo chí) đào tạo tiến sĩ từ năm 2003, đến nay đã có gần 20 NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ báo chí học và đang có hơn 25 NCS đang theo học.

4. Cơ hội nghề nghiệp

- Phóng viên, biên tập viên và các công việc chuyên môn khác trong các toà soạn báo, tạp chí, các hãng tin và các cơ quan báo chí khác (đài phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…) có nhu cầu nhân lực báo chí tích hợp;

- Cán bộ chuyên môn báo chí trong các cơ quan, đơn vị đòi hỏi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ báo chí;

- Ngoài ra, có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến báo chí - truyền thông.

5. Một số công trình khoa học tiêu biểu

Viện Báo chí đã thực hiện hàng ngàn đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, khóa luận nghiên cứu về lĩnh vực báo chí và truyền thông.

Cán bộ, giảng viên của Viện Báo chí đã công bố, xuất bản hàng chục đầu sách, giáo trình, hàng trăm bài báo khoa học về lĩnh vực báo chí và truyền thông.

Tiêu biểu là các công trình và tác giả sau đây:

  1. Giáo trình nghiệp vụ báo chí (Tập I, II), Trường Tuyên huấn Trung ương, xuất bản năm 1977,1978).
  2. Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn (Tập 1), Khoa Báo chí, Nxb VH-TT, 2000
  3. Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn (Tập 2), Khoa Báo chí, Nxb VH-TT, 2001
  4. Báo chí truyền thông – Những điểm nhìn từ thực tiễn (Tập 3), Khoa Báo chí, Nxb LLCT, 2017
  5. Báo chí truyền thông – Những điểm nhìn từ thực tiễn (Tập 4), Viện Báo chí, Nxb Lao động, 2019
  6. Cơ sở lý luận báo chí, Tạ Ngọc Tấn, Nxb VH-TT, 1992
  7. Truyền thông đại chúng, Tạ Ngọc Tấn, Nxb CTQG, 2002
  8. Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh, Tạ Ngọc Tấn, Nxb CTQG, 2002
  9. Tác phẩm báo chí (Tập I),Tạ Ngọc Tấn, Nguyến Tiến hài (chủ biên), Nxb VH-TT, 1993
  10. Báo phát thanh, Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Nxb VH-TT, 2002
  11. Cơ sở lý luận báo chí, Nguyễn Văn Dững, Nxb Lao động, 2012
  12.  Báo chí và dư luận xã hội, Nguyễn văn Dững, Nxb Lao động, 2012
  13. Báo chí truyền thông hiện đại - từ hàn lâm đến đời thường, Nguyễn văn Dững, Nxb ĐHQG HN, 2011
  14. Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam, Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Nxb ĐHQGHN, 2017
  15. Truyền thông - Lý thuyết và  kỹ năng cơ bản, Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và  Đỗ Thị Thu Hằng, Nxb LLCT, 2016
  16.  Tác phẩm báo chí (Tập II),Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Nxb LLCT, 2007
  17. Tác phẩm báo chí đại cương, TS. Nguyễn Thị Thoa và Nguyễn Hằng Thu, Nxb LLCT, 2011
  18. Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in, Hà Huy Phượng, Nxb LLCT
  19. Giáo trình Tâm lý học báo chí, Đỗ Thị Thu Hằng, Nxb ĐH Quốc gia TP HCM, 2013
  20. PR- Công cụ phát triển báo chí, Đỗ Thị Thu Hằng, Nxb Trẻ, 2010
  21. Giáo trình Báo chí điều tra, PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng (chủ biên), Nxb LLCT, 2015
  22. Lao động nhà báo-Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, TS. Lê Thị Nhã, Nxb LLHC, 2010
  23. Giáo trình Lao động nhà báo, TS. Lê Thị Nhã, Nxb LLCT, 2016
  24. Giáo trình Phỏng vấn báo chí, TS. Lê Thị Nhã, Nxb Thông Tấn, 2015
  25. Biên tập báo chí, TS. Nguyễn Quang Hòa, Nxb VHTT, 2016
  26. Phóng sự báo chí, TS. Nguyễn Quang Hòa, Nxb VHTT, 2016
  27. Tác phẩm báo chí chính luận, PGS,TS. Trần Thế Phiệt, Nxb VHTT, 2006
  28. Ảnh tin, ThS. Vũ Huyền Nga, Nxb LLCT, 2017
  29. Cơ sở lý luận ảnh báo chí, Nguyễn Tiến Mão, Nxb LLCT, 2005
  30. Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh, Nguyễn Tiến Mão - Đỗ Phan Ái, Nxb LLCT, 2008
  31. Ký báo chí, Nguyễn Đức Dũng, Nxb VHTT, 2006
  32. Viết báo như thế nào?Nguyễn Đức Dũng, Nxb VHTT, 2007

Ngoài ra còn hàng trăm cuốn sách in chung với nhiều tác giả; gần 20 giáo trình đào tạo cao học và đề cương chuyên đề giảng dạy NCS lưu hành nội bộ. Hàng trăm bài báo khoa học được cán bộ, giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh của Khoa công bố trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước.

6. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

  1. Hội đồng tư vấn ngành báo chí

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

CHỨC DANH

  1.  

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Chủ tịch Hội đồng

 

  1.  

PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ

Tổng Giám đốc Đài TNVN

Phó Chủ tịch Hội đồng

  1.  

PGS, TS. Trương Ngọc Nam

Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phó Chủ tịch Hội đồng

  1.  

PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng

Viện trưởng Viện Báo chí

Phó Chủ tịch Hội đồng

  1.  

TS. Lê Thu Hà

Giảng viên chính, Viện Báo chí

Ủy viên Thư ký Hội đồng

  1.  

PGS, TS. Mai Quỳnh Nam

Viện Hàn Lâm khoa học Xã hội Việt Nam

Uỷ viên

  1.  

Ông Lê Quốc Minh

Phó Tổng Giám đốc TTXVN

Uỷ viên

  1.  

Thiếu tướng Phạm Văn Huấn

Tổng Biên tập Báo QĐND

Uỷ viên

  1.  

Ông Vũ Văn Thường

Vụ trưởng Vụ Báo chí- Xuất bản, Ban Tuyên giáo TƯ

Uỷ viên

  1.  

Ông Lưu Đình Phúc

Cục trưởng Cục Báo chí,  Bộ Thông tin và Truyền thông

Uỷ viên

  1.  

TS. Đậu Ngọc Đản

Đài Truyền hình VN

Ủy viên

 

b. Hội đồng Viện Báo chí

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

CHỨC DANH

  1.  

PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng

Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện BC&TT

Chủ tịch Hội đồng

  1.  

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Ủy viên

  1.  

PGS,TS. Nguyễn Văn Dững

GVCC Viện Báo chí, Học viện BC&TT

Ủy viên

  1.  

PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang

Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện BC&TT

Ủy viên

  1.  

PGS,TS. Hà Huy Phượng

Trưởng khoa Xuất bản, Học viện BC&TT

Ủy viên

  1.  

PGS,TS. Nguyễn Ngọc Oanh

Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện BC&TT

Ủy viên

  1.  

TS. Trần Thị Thu Nga

Tổng biên tập Tạp chí LLCT&TT, Học viện BC&TT

Ủy viên

  1.  

PGS,TS. Nguyễn Thành Lợi

Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo, Hội Nhà báo VN

Ủy viên

  1.  

PGS,TS. Đỗ Chí Nghĩa

Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân

Ủy viên

  1.  

TS. Trần Thị Tri

Nguyên Giám đốc kênh VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam

Ủy viên

  1.  

PGS,TS. Trương Thị Kiên

Phó Viện trưởng, Viện Báo chí, Học viện BC&TT

Ủy viên

  1.  

TS. Lê Thị Nhã

Viện Báo chí, Học viện BC&TT

Ủy viên

  1.  

TS. Lê Thu Hà

GVC, Viện Báo chí, Học viện BC&TT

Ủy viên,

Thư kýHội đồng

  1.  

TS. Nhạc Phan Linh

GVC, Viện Báo chí, Học viện BC&TT

Ủy viên

  1.  

TS. Vũ Huyền Nga

GVC, Viện Báo chí, Học viện BC&TT

Ủy viên

Ngoài ra, Viện Báo chí còn có hơn 50 giảng viên thỉnh giảng là các nhà nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục ĐH và viện nghiên cứu trong và ngoài nước; nhất là các nhà báo (TBT, PTBT, BTV,...) đang làm việc tại các cơ quan báo chí đủ các loại hình.

7. Gương mặt tiêu biểu của Viện Báo chí

- GS,TS. Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó trưởng Khoa phụ trách Khoa Báo chí, nguyên Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cựu học viên Lớp đại học báo chí Khóa 2 (Lớp Báo A).

- TS. Phạm Tất Thắng, hàm Thứ trưởng, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cựu học viên Lớp đại học báo chí Khóa 4

- Nhà báo Thịnh Giang, nguyên hàm Thứ trưởng, Phó tổng biên tập thường trực Báo Nhân dân, cựu học viên Lớp đại học báo chí Khóa 4.

- Nhà báo Phạm Việt Tiến, hàm thứ trưởng, Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, cựu học viên Khóa 7.

- Nhà báo Nguyễn Thu Hiền, hàm thứ trưởng, Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, cựu học viên cao học báo chí.

- Nhà báo Hoàng Đình Lương, hàm thứ trưởng, Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, cựu học viên báo chí hệ vừa làm vừa học.

- Nhà báo, Trung tướng Nguyễn Hữu Ước, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, Bộ Công an, nguyên Tổng biên tập Báo Công an nhân dân, cựu học viên Khóa 2.

- Nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng giám đốc TTXVN, cựu học viên Khóa 1.

- Nhà báo Đậu Ngọc Đản, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam, cựu học viên Khóa 1.

- Nhà báo Nguyễn Thu Viện, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh tra, Thanh tra Nhà nước, cựu học viên Khóa 1

- Nhà báo Phí văn Chiến, Tổng biên tập Tạp chí Trí tuệ, Hội Khuyến học và Tri thức Việt Nam, cưu học viên Khóa 1.

- Nhà báo Vũ Đức Nam, nguyên Phó tổng biên tập Báo Thanh tra, Thanh tra Nhà nước, cựu học viên Khoa 1

- Nhà báo Nguyễn Minh Sơn, nguyên Vụ trưởng vụ Khoa giáo, Báo Nhân dân, cựu học viên Khóa 1.

- Nhà báo Nguyễn Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, cựu sinh viên Khóa 12.

- Nhà báo, PGS,TS. Đỗ Chí Nghĩa, Tổng biên tập Báo Đại biểu nhân dân, cựu sinh viên Khóa 11

-- Nhà báo Nguyễn Tri Thức, Vụ trưởng, Trưởng ban Hồ sơ – Sự kiện, Tạo chí Cộng sản, cựu sinh viên Khóa 11

- Nhà báo Nguyễn Bé, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cựu học viên hệ địa học vừa làm vừa học

- Nhà báo Nguyễn Thắng, Tổng biên tập Thời báo Kiểm toán Việt Nam, cựu học viên báo chí Khóa 7

- Nhà báo Phạm Văn Hoành, Tổng biên tập Báo Tài chính, Bộ Tài chính, cựu học viên Khóa 7

- Nhà báo Nguyễn Hải Hồng, Tổng biên tập Báo Bảo hiểm Việt Nam, cựu sinh viên báo chí Khóa 11

- Nhà báo Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Thể thao, Đài Truyền hình Việt Nam, cựu sinh viên Khóa 11

- Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, Trưởng ban Phóng sự - điều tra, Báo Lao động, cựu sinh viên Khóa 13

- Nhà báo Đặng Đức Long, Giám đốc Trung tâm thông tin, Ban Kinh tế Trung ương, cựu học viên báo chí Khóa 9

- Nhà báo Vũ Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, cựu học viên Khóa 5.

- Nhà báo báo Trần Đăng Thanh, Tổng biên tập Báo Đồng Nai, cựu học viên Khóa 3.

- Nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng biên tập Báo Cần Thơ, cựu học viên cao học báo chí

- Nhà báo Nguyễn Phong Hân, Tổng biên tập Báo Đồng Khởi, Bến Tre, cựu học viên cao học báo chí

- Nhà báo Tô Ngọc Thái, nguyên Tổng biên tập Báo Cao Bằng, cựu học viên báo chí Khóa 9

- Nhà báo La Vũ Quang, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng, cựu học viên báo chí Khóa 9

- Nhà báo Nguyễn Trọng Thềm, nguyên Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương, cựu học viên Khóa 3.

- Nhà báo Trần Anh Tú, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Nam Định

- Nhà báo Trần Văn Hinh, Tổng biên tập Báo Lào Cai, cựu học viên báo chí Khóa 18

- Nhà báo Nguyễn Văn Tuấn, Tổng biên tập Báo Yên Bái, cựu học viên báo chí Khóa 7

- Nhà báo Nông Văn Thảm, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Lạng Sơn, cựu học viên hệ vừa làm vừa học

- Nhà báo TS. Nguyễn Bá Sinh, Tỉnh ủy viên, Tổng biên tập Báo Bắc Ninh, cựu nghiên cứu sinh báo chí

- Nhà báo Lê Hồng Kỳ, Tỉnh ủy viên, Tổng biên tập Báo Hà Nam, Học viên lớp Cao học Quản lý báo chí – truyền thông K20.1

Ngoài ra còn nhiều cựu học viên, sinh viên thành đạt khác đã trưởng thành, phát triển nghề nghiệp từ Khoa Báo chí.

8. Các hoạt động tiêu biểu của Viện Báo chí

8.1. Các câu lạc bộ

Viện Báo chí rất coi trọng phát triển các câu lạc bộ chuyên môn, nghiệp vụ báo chí như: Câu lạc bộ Báo chí truyền thông; Câu lạc bộ Báo chí điều tra, Câu lạc bộ Ảnh báo chí; Câu lạc bộ Góc nhìn trẻ; Câu lạc bộ Báo chí điều tra; Câu lạc bộ Đọc báo Quân đội nhân dân

Câu lạc bộ “Báo chí điều tra” đoạt giải VACI 2013

Ngoài giờ học chính khóa và tham gia các câu lạc bộ nghiệp vụ, sinh viên Viện Báo chí còn thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao như: Press Beauty (Tài sắc nữ sinh báo chí), thi đấu bóng đá nam, nữ, dã ngoại, triển lãm ảnh báo chí hằng năm…

8.2. Các sản phẩm thực hành nghiệp vụ

Đặc san Báo chí Trẻ: Năm 2004, Viện Báo chí (trước là Khoa Báo chí) chính thức xuất bản ấn phẩm “Báo chí Trẻ”. Sau một số năm ngừng phát hành, 6/2017, Đặc san Báo chí Trẻ chính thức xuất bản trở lại, phát hành định kỳ hàng tháng. Đặc san Báo chí Trẻ vừa cung cấp thông tin vừa là môi trường thực hành đào tạo nghiệp vụ báo chí – truyền thông chuyên nghiệp dành cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.Nhiều thành viên của Đặc san Báo chí Trẻ khi ra trường đã trở thành những nhà báo nổi tiếng.

Trang thông tin điện tử “Báo chí với trẻ em”: Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao năng lực tác nghiệp của nhà báo về đề tài trẻ em"phối hợp với tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (Save the Children Sweden - SCS), năm 2005 Viện Báo chí (trước là Khoa Báo chí) đã phát triển trang thông tin điện tử “Báo chí với trẻ em” (cmvn.org.vn). Năm 2008, trang thông tin điện tử này từ năm 2006 đã lọt top 300.000 website được ưa chuộng nhất trên toàn cầu theo xếp hạng của Alaxa. Viện đã tập huấn cho hơn 1000 nhà báo, nhà truyền thông làm việc với trẻ em.

Dự án, triển lãm Ảnh báo chí:Viện Báo chí thường xuyên tổ chức triển lãm ảnh báo chí, nghệ thuật theo các chủ đề khác nhau.

Sinh viên chuyên ngành Ảnh báo chí triển lãm sản phẩm thực hành

Liên kết với các cơ quan báo chí – truyền thông:Ngoài ra, Viện Báo chí còn thường xuyên phối hợp với nhiều cơ quan báo chí, truyền thông xuất bản các chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát thanh truyền hình hoặc ấn phẩm báo chí, truyền thông.

Viện Báo chí luôn chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng khoa học và bản lĩnh chuyên môn, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, nỗ lực phấn đấu giữ vững thương hiệu là đơn vị có uy tín hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu báo chí - truyền thông trong và ngoài nước.

 

 

Phản hồi