Theo báo cáo của tổ chức bảo tồn biển OceansAsia có trụ sở tại Hồng Kông, vào năm 2020, đại dương sẽ “ngập” trong 1,56 tỉ chiếc khẩu trang điều này sẽ dẫn đến thêm 4.680 đến 6.240 tấn rác ra biển. Những chiếc khẩu trang này sẽ mất tới 450 năm để phân hủy,từ từ biến thành vi nhựa trong khi tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và động vật hoang dã biển. Tuy số lượng rác thải từ khẩu trang y tế không quá nhiều so với lượng rác đổ ra đại dương mỗi năm khoảng 8 triệu tấn. Tuy nhiên đây lại chính là mối nguy mới về rác thải nhựa. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng như hiện nay thì nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế là vô cùng lớn.
Những hiểm họa của việc sử dụng khẩu trang y tế tràn lan, bừa bãi
Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày, bạn đi bơi thay vì được tận hưởng làn nước trong xanh thì xung quanh bạn toàn là những chiếc khẩu trang y tế? Điều gì sẽ xảy ra nếu những loài sinh vật dưới biết nuốt phải những chiếc khẩu trang này? Hay viễn cảnh về những núi rác khẩu trang được chất lên thành đống. Sau đại dịch covid-19, phải chăng loài người còn phải đối mặt với đại dịch ô nhiễm toàn cầu?
Hiện nay còn có tình trạng xả thải khẩu trang đã qua sử dụng không đúng nơi quy định không chỉ gây ô nhiễm môi trường, làm mất vẻ mỹ quan mà còn là nguồn lây nhiễm bệnh tật vô cùng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, công tác xử lý rác thải y tế còn gặp nhiều khó khăn, do cở sở vật chất, tiềm lực kinh tế đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển còn chưa đáp ứng tiêu chuẩn. Ở Việt Nam, khẩu trang y tế được coi là rác thải y tế lây nhiễm, tuy nhiên, việc xử lý hầu hết chỉ dừng lại ở chôn lấp hoặc đốt. Điều này cũng là một mối nguy về khả năng lây lan dịch bệnh.
Với những tác hại kể trên thì ta có nên sử dụng khẩu trang nữa không? Câu trả lời vẫn là có! Bởi đeo khẩu trang chính là biện pháp hữu hiệu giúp chúng ta ngăn ngừa khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2, ngoài ra đeo khẩu trang còn giúp chúng ta hạn chế được bụi bẩn trong không khí khi chúng ta ra ngoài đường. Thay vì dùng khẩu trang y tế, thì chúng ta nên sử dụng khẩu trang vải. Vừa tiết kiệm được chi phí, vừa bảo vệ môi trường và vẫn đảm bảo được phòng chống dịch bệnh.
Các biện pháp thúc đẩy sử dụng khẩu trang vải:
Bài báo cáo kêu gọi chúng ta sử dụng khẩu trang tái sử dụng nhiều nhất có thể, không xả thải khẩu trang bừa bãi và giảm thiểu tối đa tổng lượng tiêu thụ nhựa dùng một lần. Bên cạnh đó, bài báo cáo cũng khuyến khích chính phủ:
Theo tiến sĩ Phelps Bondaroff nói: “Có những lựa chọn có thể tái sử dụng và bền vững cho hầu hết mọi vật dụng bằng nhựa sử dụng một lần. Hãy đeo khẩu trang có thể tái sử dụng, trừ khi thực sự cần thiết và nhớ vứt bỏ tất cả khẩu trang một cách có trách nhiệm”.
Phản hồi