Danh mục Thứ Hai, 25/11/2024

NEWS \

Triển lãm “ Nhà báo vẽ nhà báo”: nhà báo Huỳnh Dũng Nhân muốn kể điều gì?

10:28 07-03-2022
Với những ai quan tâm đến báo chí nước nhà, tên tuổi Huỳnh Dũng Nhân được định vị một cây bút phóng sự lừng lẫy. Người làm báo phải giữ cái tâm trong sáng - đó là lời nhắn nhủ của nhà báo đối với các thế hệ sinh viên Khoa Báo chí mỗi khi đứng trên bục giảng.

Ông sinh ra trong một gia đình có tổng cộng chín nhà báo, cả cha và mẹ đều công tác tại báo Nhân Dân trong giai đoạn 1951 – 1952. Chính cái nôi ấy của gia đình đã dẫn dắt ông trưởng thành. Ngoài ra ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, và là một đại biểu nhân dân. Một con người đa tài, khiến người khác phải ngước nhìn mặc dù không cao lớn, một con người có tâm hồn nhân hậu có thể thấy được qua những trang viết của ông.

Hình ảnh nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong buổi triển lãm

Triển lãm "Nhà báo vẽ nhà báo" cùng bộ sưu tập áp phích chống dịch Covid-19 của tác giả Huỳnh Dũng Nhân sẽ diễn ra lúc 9h sáng ngày 3/3/2022 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hà Nội). Đây là sự kiện được Bảo tàng Báo chí tổ chức chào mừng Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 11 thành công tốt đẹp và mở đầu các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 72 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2022).

Triển lãm "Nhà báo vẽ nhà báo" của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được chia thành 3 cụm chính: 100 tranh chân dung các nhà báo, khổ tranh 70x90 và 100 tranh chân dung khổ A3, A4; Bộ sưu tập 20 tranh áp phích chống dịch của Huỳnh Dũng Nhân; Bộ sưu tập mẫu áo dài thời trang của Nhà thiết kế Minh Hạnh với mẫu tranh áp phích chống dịch của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

Nguồn cảm hứng đến từ những điều đơn giản trong cuộc sống.

PV: Ngày 3/3/2022, nhà báo tổ chức một cuộc triển lãm tranh mang tên “nhà báo vẽ nhà báo” cùng bộ sưu tập áp phích chống dịch Covid-19  tại Hà Nội, nhà báo có thể cho biết vì sao nhà báo đặt tên triển lãm như vậy?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Tên triển lãm đã nói lên tất cả: chủ thể là “ nhà báo vẽ “. Tôi thích vẽ chân dung, vì khi vẽ chân dung là khi tôi được nhớ về những kỷ niệm, những tình cảm với nhân vật đó. Thật thú vị khi thấy sau ít phút, trên nền giấy trắng tinh hiện lên một gương mặt mà mình thương mến. Tôi vẽ theo kiểu ký họa chứ không vẽ truyền thần, khi vẽ tôi có cảm giác như mình đang được nói chuyện với nhân vật. Đối tượng được vẽ cũng là, chỉ là toàn nhà báo ( và cũng có một. Số văn nghệ sĩ liên quan đến báo chí. ). Tôi vẽ nghiệp dư  nên mới chỉ dám vẽ chân dung bạn bè đồng nghiệp của mình.

Nhà ''hoạ sĩ'' nghiệp dư ''khởi nghiệp'' khi đã gần 70 tuổi.

PV: Vốn là nhà báo – nhà văn, khi làm quen với hội họa, nhà báo có thấy sự khác và giống nhau trong sáng tác các loại hình này không?

 Một số chân dung được nhà báo vẽ

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Viết và vẽ tất nhiên là hai lĩnh vực khác nhau. Nhưng viết dựa vào ngôn ngữ là chính. Vẽ thì có ngôn ngữ của sắc màu. Nhưng đều chung một điểm đó là có sự sáng tạo. Không thể hiện y xì những gì mà  thực tiễn có như vậy. Hồi nhỏ tôi có ba ước mơ: Khi lớn lên sẽ thành cầu thủ bóng đá, họa sĩ và lái xe. Nhưng cuộc đời đã kéo tôi vào nghề cầm bút. Như vậy không phải bây giờ tôi mới làm quen với hội họa. Mà tôi từng được học vẽ từ năm 13 tuổi. Đồng nhuận bút đầu tiên trong đời của tôi là từ một bức tranh chứ không phải là từ bài báo. Nói chính xác là sau hơn nửa thế kỷ tôi mới có điều kiện cầm cọ vẽ trở lại. Bây giờ màu vẽ, giấy vẽ, họa cụ vừa đẹp vừa đầy đủ hơn thời xưa, lý do gì mình không vẽ, nhất là khi tôi đã trở thành tỷ phú thời gian, vừa đã nghỉ hưu, vừa bị bệnh nằm một chỗ, lại vào ngay thời buổi cách ly….
Còn văn chương giống hội họa là có tính sáng tạo, bay bổng. Báo chí thì giống hội họa ở sự tái hiện một nội dung gì đó, một đằng bằng câu chữ, một đằng bằng sắc màu. Nhưng tất cả các lĩnh vực này đều có mẫu số chung, đó là sự lao động không bao giờ ngừng nghỉ của con người.

PV: Vừa là một nhà báo vừa một là nhà hoạ sĩ, nhà báo lấy đâu ra sức lực để hoàn thành được nhiều công việc đến vậy và công việc nào cũng đạt đến độ xuất sắc?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Tôi tham gia nhiều lĩnh vực , cầm bút viết báo, giảng dạy, viết văn, làm thơ….. nay lại tập tễnh vẽ tranh chân dung. Tất cả đều là hoạt động của đầu óc, của việc sáng tác và thể hiện cách nhìn sự việc xung quanh bằng quan điểm của mình. Những lĩnh vực này cần một chút năng lực sáng tạo, cầm có một chút thời gian để thể hiện nó, và cuối cùng là một tinh thần thích hành động, luôn luôn làm việc và quan trọng là làm được những điều mình muốn, mình thích.

Cách ly dịch nhưng không cách ly bút
 

Một số ảnh chân dung tại triển lãm 

PV: Qua theo dõi thông tin trên Facebook, nhà báo hay cập nhật ảnh vẽ chân dung là chủ yếu. Tại sao nhà báo lại chọn vẽ chân dung mà không phải đề tài khác?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Tôi thích vẽ chân dung, vì khi vẽ chân dung là khi tôi nhớ về những kỷ niệm những tình cảm với nhân vật đó. Thật thú vị khi thấy sau ít phút, trên nền giấy trắng tinh hiện lên một gương mặt mà mình thương mến có nhiều kỷ niệm. Tôi vẽ theo kiểu ký họa chứ không vẽ truyền thần. Nhiều tấm tôi vẽ tạo được sự thích thú ngạc nhiên và được nhân vật xin ngay bản chính để lồng khung treo. Nhưng cũng có những tấm nhận được hồi âm: “Anh vẽ em mà trông giống như …mẹ em”. Những nhận xét tôi thích nhất là câu: “chân dung rất có thần thái”. Tôi cố vẽ bằng được tính cách, thần thái của mỗi gương mặt chứ không chỉ cố vẽ cho giống. Khi vẽ tôi có cảm giác như mình đang được nói chuyện với nhân vật. Còn vẽ tĩnh vật, vẽ phong cảnh thì tôi chưa thử, nhưng có lẽ không thú vị bằng vẽ bạn bè người thân của mình.


 

Minh Thơm Báo In K40

Phản hồi