Chiến tranh và khát vọng hòa bình
Lịch sử thế giới có biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc và bi thương. Chiến tranh đã lấy đi tình yêu, tuổi trẻ, máu và nước mắt của bao người lính và người dân vô tội. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.
Cuộc sống của người dân Việt Nam năm 1945 là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói, chỉ còn da bọc xương nằm chờ cái chết. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, áo mặc, mới có được một cuộc sống đủ đầy.
Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã biến hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang, chết chóc. Tất cả chỉ còn lại đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt.
Cho đến thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam.
Chung tay hành động vì một thế giới hòa bình
Với phương châm "Gìn giữ trật tự, hòa bình, an ninh quốc tế và phát triển", sự kiện truyền thống “Lễ Rung chuông Hòa bình” được tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc như lời khẳng định với cộng đồng quốc tế, vì một thế giới không chiến tranh. “Phút im lặng - Khoảnh khắc bình yên” là hoạt động dành thời gian tĩnh lặng và cầu nguyện cho hòa bình của thế giới vào lúc 12h trưa ngày 21/9 (ở tất cả các múi giờ).
Để hưởng ứng và lan tỏa ý nghĩa vì mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại, các cá nhân và tập thể có thể bắt đầu từ những việc làm nhỏ như:
- Thiết kế các áp phích cổ động hòa bình và treo ở những nơi công cộng.
- Cùng nhau chia sẻ các vấn đề chiến tranh, bạo lực hoặc bất công trong xã hội và cùng tìm hiểu cách giải quyết để mang đến hòa bình.
- Tổ chức tham quan tại các bảo tàng lịch sử hoặc đài tưởng niệm chiến tranh.
- Đánh dấu sự kiện bằng một hoạt động xã hội lớn như làm chim bồ câu hoặc chim hạc hòa bình khổng lồ, đèn lồng hòa bình, thắp nến.
- Gửi những tấm thiệp ghi lời chúc hòa bình tới mọi người.
Phản hồi