Hội thảo vinh dự đón tiếp các đồng chí Hà Đăng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; PGS. TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh...
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện.
Hội thảo do PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, Nguyên Trưởng khoa Báo chí; PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí; Nhà báo Phạm Quốc Toàn, Nguyên Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Học viên Đại học Báo chí Khóa 1, đồng chủ trì.
Báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí nhấn mạnh: Những mốc son lịch sử của Viện Báo (5 giai đoạn) - 60 năm sự nghiệp vẻ vang, tự hào trong đào tạo, nghiên cứu báo chí cho đất nước từ Khoa Báo chí tới Viện Báo chí. Đồng thời, đây làdiễn đàn để thảo luận, chia sẻ những kỳ vọng và đưa ra những thay đổi cần thiết mà các cơ quan báo chí mong đợi ở nguồn nhân lực báo chí truyền thông trong điều kiện hoản cảnh mới; chia sẻ thực trạng, vấn đề đặt ra, phương thức, giải pháp giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực báo chí truyền thông
Hội thảo “ Viện Báo chí: 60 năm đào tạo nghiên cứu - vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển” gồm 2 phần với các nội dung chính: Phần 1: Lịch sử truyền thống 60 năm đào tạo, nghiên cứu báo chí cho đất nước với các nội dung: Thành tựu và các dấu mốc quan trọng trong đào tạo và nghiên cứu qua các thời kỳ; đúc rút các giá trị truyền thống cối lõi, tổng kết rút ra bà học từ lịch sử 60 năm truyền thống; Vinh danh thành tựu của các thế hệ sinh viên là các phóng viên, biên tập viên tiêu biểu của lớp, của khóa – những người trực tiếp tác nghiệp trên mặt trận báo chí của đất nước qua các thời kỳ; Vinh danh thành tựu liên quan đến các lãnh đạo, quản lý qua các thời kỳ… Phần 2: Vấn đề dặt ra và giải pháp phát triển Viện Báo chí - mô hình Viện đào tạo - nghiên cứu báo chí cách mạng trước yêu cầu của nền báo chí số bao gồm các nội dung: nhận diện và phát huy thế mạnh, nhận diện thách thức và những vấn đề đặt ra; đề xuất chiến lược, định hướng và giải pháp phát triển Viện Báo chí - mô hình Viện đào tạo - nghiên cứu báo chí cách mạng trong bối cảnh phát triển báo chí truyền thông số, đa nền tảng, từ đó xây dựng và phát triển Viện Báo chí xứng đáng với sứ mệnh và tầm vóc, đáp ứng yêu cầu đối với một đơn vị “đầu tàu” trong đào tạo, nghiên cứu báo chí, truyền thông trong cả nước.
Nhà báo Phạm Quốc Toàn, cựu học viên Đại học Báo chí khoá 1, trình bày tham luận: “Đào tạo nhân lực báo chí trong kỷ nguyên số, đa nền tảng, đa phương tiện”.
Nhà báo Vũ Duy Hưng, Giám đốc Trung tâm Truyền hình Nhân dân trình bày tham luận: “Đào tạo báo chí thích ứng với thay đổi của môi trường số”
PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ ý kiến
Các tham luận tại hội thảo nêu bật thành tựu, những dấu mốc quan trọng trong đào tạo, nghiên cứu qua các thời kỳ của Viện Báo chí. Các đại biểu cũng nêu những thế mạnh, thách thức và các vấn đề đặt ra đối với quá trình phát triển của Viện Báo chí trong thời gian tới, qua đó đề xuất chiến lược, giải pháp phát triển trong bối cảnh phát triển báo chí truyền thông đa phương tiện.
Tối cùng ngày, Viện Báo chí tổ chức lễ trao giải Báo chí - Truyền thông thắp sáng; khen thưởng các thủ khoa và trao học bổng cho sinh viên.
Phản hồi