Danh mục Thứ Sáu, 29/03/2024

Photo \

BẢO TÀNG BÁO CHÍ: NƠI NGƯỜI TRẺ TÌM VỀ KÝ ỨC NGƯỜI LÀM BÁO

20:00 22-05-2023
Tìm đến với Bảo tàng Báo chí Việt Nam, người trẻ có cơ hội chứng kiến dòng chảy hào hùng của nền báo chí nước nhà qua các tiến trình lịch sử. Từ đó, người trẻ càng thấu hiểu hơn những giá trị tốt đẹp của các thế hệ người làm báo cũng như tầm quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội.

Ngày 28.7.2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Bảo tàng nằm tại tòa nhà Hội nhà báo Việt Nam trên đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội. Hơn 20.000 hiện vật được trình bày sáng tạo, sống động trên diện tích 1.500 m² tại bảo tàng giống như những thước phim quay ngược thời gian về từng giai đoạn phát triển của nền báo chí dân tộc.        

Hình ảnh Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41) 

Bảo tàng là món quà đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 95 năm Báo chí cách mạng Việt Nam. Tại đây, những người yêu thích báo chí nước nhà, đặc biệt những người trẻ có cơ hội được tìm hiểu, được giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử văn hóa, những giá trị tốt đẹp của dân tộc nói chung và lịch sử báo chí Việt Nam nói riêng. 

Biểu tượng tiêu biểu của bảo tàng. (Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41) 

Không gian thu hút đầu tiên khi thămm quan bảo tàng là gian khánh tiết với bức tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng câu nói nổi tiếng: ''Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ''. Đây là kim chỉ nam cho ngòi bút của biết bao thế hệ người làm báo. 

Tiếp đến, khách tham quan sẽ được chứng kiến hình tượng Bút sen. Hình ảnh ngòi bút được đặt trong những cánh sen với ý nghĩa ngòi bút của nhà báo luôn thanh khiết, cương trực. Điểm đặc biệt là các cánh sen được kết từ tên của các tờ báo và các cơ quan báo chí suốt chiều dài lịch sử 155 năm của nền báo chí Việt Nam. Đây cũng là một trong những hình ảnh độc đáo của bảo tàng.

Ngoài ra, các câu chuyện về báo chí Việt Nam được kể lại thông qua những hiện vật, tài liệu quý giá gắn với các tiến trình lịch sử cũng chính là nét đặc sắc thu hút những người trẻ yêu thích báo chí Việt Nam tìm hiểu. 

Viên kim cương báo chí 

Một trong những di sản đặc sắc của bảo tàng là hình ảnh viên kim cương báo chí được đặt ở khu trưng bày giai đoạn 1865 - 1925. Trên viên kim cương báo chí, những tờ báo của Việt Nam được tôn vinh (“Gia Định báo” - tờ báo Tiếng Việt đầu tiên, “Thanh Niên” - tờ báo cách mạng đầu tiên) sánh vai với những tờ báo cổ nhất, có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất thế giới.

 Viên kim cương báo chí (Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41)

Máy quay "ngựa trời"

Chiếc máy quay "ngựa trời" là một thiết bị quan trọng và đặc biệt trong lịch sử phát thanh và truyền hình Việt Nam. Máy quay được sản xuất tại Liên Xô vào những năm 1960 và được giới thiệu đến Việt Nam năm 1963. Nó được sử dụng để ghi lại các chương trình truyền hình và phát sóng trực tiếp. 

Trước khi có chiếc máy quay "ngựa trời", các chương trình truyền hình đều phải quay bằng tay bằng cách sử dụng các máy quay với băng hết sức thô sơ. Đây được xem là biểu tượng của sự khai sinh ngành truyền hình Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển truyền hình Việt Nam. 

Chiếc máy quay "ngựa trời" đánh dấu sự khai sinh của truyền hình Việt Nam.

(Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41)

Loa bờ bắc sông Bến Hải 

Loa bờ bắc sông Bến Hải là một trong những chiến tích quân sự trận Bến Hải của Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương. Loa bờ bắc sông Bến Hải dùng để truyền tải thông điệp và chỉ huy quân sự trên tuyến đường biên giới Việt - Lào. Loa đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân ta, đánh dấu sự thay đổi cuộc chiến tranh và cho thấy sự mạnh mẽ, can đảm của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến chống lại quân giặc xâm lược. 

Hiện nay, chiếc loa bờ bắc sông Bến Hải được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam nhằm tôn vinh những đóng góp của các anh hùng, chiến sĩ của quân đội và những người dân đã hy sinh cho đất nước trong cuộc chiến tranh đòi lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Loa bờ bắc sông Bến Hải được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

(Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41) 

Những trang báo cũ, những cuốn sổ lấm lem màu thời gian hay những chiếc ba lô, những chiếc võng cũ kĩ, những chiếc máy quay phim, máy ảnh sờn bạc,... Mỗi hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đều kể lại cho người trẻ nghe những câu chuyện của biết bao thế hệ đi trước. Tái hiện một cách sống động dòng chảy 155 năm lịch sử của báo chí Việt Nam, bảo tàng khiến những người trẻ khi đến đây đã không khỏi bồi hồi, xúc động.

Các bạn trẻ đang tham quan bảo tàng. (Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41) 

Các bạn trẻ đang ngắm nhìn hiện vật được trưng bày tại bảo tàng.

(Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41)  

Bạn Quỳnh Anh (sinh viên năm hai, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Đến với bảo tàng, mình đã có cơ hội chứng kiến dòng chảy lịch sử của báo chí Việt Nam. Cách trưng bày, thuyết minh của bảo tàng khiến mình như tận mắt nhìn những sự kiện lịch sử đó vậy, thật sinh động và hào hùng. Đặc biệt, những câu chuyện đằng sau mỗi hiện vật được trưng bày ở đây đã tiếp thêm động lực cho mình khi đang theo học ngành Báo chí. Hy vọng trong tương lai, mình cũng có thể đóng góp một phần nhỏ cho nền báo chí nước nhà."

 Quỳnh Anh, sinh viên năm hai, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ.

(Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 -K41)

Nhóm bạn trẻ đang tham quan bảo tàng. (Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41) 

Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, xuất hiện nhiều bài chia sẻ về Bảo tàng Báo chí Việt Nam thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ, thôi thúc họ đến tận nơi khám phá và tìm hiểu. Tham quan bảo tàng như một cách để người trẻ tìm về những giá trị xưa cũ, tăng vốn kiến thức mà không phải đọc quá nhiều tài liệu, sách vở khô khan. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy những giá trị tốt đẹp của lịch sử Báo chí Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung đang được các bạn trẻ giữ gìn, phát triển và lan tỏa.

 Hành làng trưng bày bên trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

(Ảnh: Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41)

Sau gần sáu năm thành lập, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã góp phần làm nên môi trường giáo dục tốt cho thế hệ trẻ. Những tài liệu, tư liệu báo chí quý giá tại bảo tàng chính là những thông điệp thiêng liêng từ quá khứ, là lời nhắc nhở đến những người trẻ, những người làm báo hôm nay và mai sau tiếp bước các thế hệ cha anh xây đắp truyền thống vẻ vang của nền báo chí nước nhà. 

 

Nhóm sinh viên lớp TTĐC A2 - K41

Phản hồi