Danh mục Thứ Năm, 25/04/2024
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0

Tôi đi học báo chí đúng là một cái duyên. Thật ra, lúc nhỏ tôi ở trên núi, và ngay cả khi tôi về Sơn Tây tức là gần Hà Nội sống, tôi không nghĩ đến báo chí. Từ nhỏ tôi đã được tiếp xúc với văn học và báo chí bởi bố tôi là một người viết văn. Sau này, ông trở thành hội viên Hội nhà văn, cả tỉnh Hà Tây cũ lúc bấy giờ thì chỉ có vài hội viên Hội nhà văn sống ở tỉnh, mà cả Hội Nhà văn Việt Nam chỉ có 700-800 hay gần 1000 hội viên cả nước cho nên nó to lắm! Thế nên khi tôi được tiếp xúc với họ, tôi thấy rất vinh dự và đặc biệt tôi cảm thấy rằng họ được đi rất nhiều nơi, được tiếp xúc với rất nhiều người và được xã hội trân trọng, cho nên tôi rất muốn làm nghề. Ở tuổi ấu thơ, tôi thích nhất ở nghề nhà văn, nhà báo là được đi khắp nơi khám phá thế giới. Lúc đầu, tôi chỉ khám phá cái cánh rừng gần nhà tôi rồi sau đó là ngọn núi quê tôi, dần dần tôi có khát vọng khám phá thế giới. Chính vì thế nên tôi quyết tâm làm nhưng tôi lại không đỗ đại học bởi vì ngày xưa tôi học cũng chẳng giỏi gì cả. Tôi thi đỗ trường đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), khoa Ngữ Văn, ngành Hán-Nôm chứ không đỗ trường Báo chí. Tôi thi được 18,5 điểm mà 21, 22 điểm mới đỗ. Một hôm, mẹ tôi đi chơi gặp bà hàng xóm có người con gái làm ở Đài Truyền hình Việt Nam lúc bấy giờ, trường giảm điểm 2 lần mới đỗ. Mẹ con tôi cũng đi kiểm tra nhưng tôi vẫn chưa đỗ. Đến lần thứ 3 trường giảm điểm thì tôi mới đỗ. Khi vào học, các bạn đã học được mấy tháng rồi, lúc đó, lớp khá đông không có chỗ để ngồi, tôi phải xuống cuối lớp ngồi. Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh cậu sinh viên thấp bé, lóc nhóc.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0

Xuất phát điểm của tôi là một người yêu văn chương, từ khi học lớp 11, 12 tôi đã gửi các tác phẩm truyện ngắn của mình đi in báo rồi, cho nên tôi khá lành nghề và đến khi vào trường tôi đã viết báo để kiếm sống. Từ lúc tôi học đại học đến bây giờ, bố mẹ không phải chu cấp gì cho tôi và tôi đã làm báo chân chính đến tận bây giờ. Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là mỗi lúc vào lớp, rất nhiều thầy giáo, cô giáo hỏi “Lớp này có phải có bạn Đỗ Doãn Hoàng không?”, bởi lúc đó tôi đã viết cho nhiều tờ báo lớn ở Việt Nam như: Nhân Dân, Hà Nội Mới, Tiền Phong, Lao Động,.. Ở phần bút danh tôi đều ghi Đỗ Doãn Hoàng K13B - Phân viện Báo chí Tuyên truyền. Chính vì thế cái tên của tôi khá nổi. Người ta không chỉ biết đến cậu bé tên Đỗ Doãn Hoàng mà còn biết đến lớp K13B - Phân viện Báo chí có một cậu bé viết báo và có vẻ như viết rất cá tính. Tôi rất vinh dự và tự hào khi các giáo sư, tiến sĩ đến giảng dạy đều hỏi về một cậu bé 19, 20 tuổi như tôi.

Hồi đó tôi viết báo rất nhiều, và cũng nhiều lần gặp sự phản ứng từ các đơn vị mà tôi viết. Lãnh đạo của một số đơn vị đã đến làm việc với ban giám đốc của Phân viện Báo chí, nói rằng các bài báo của tôi là sai và họ “can thiệp”. Tôi bảo: “Can thiệp thì can thiệp!”. Thầy tôi là người đáng kính trọng, không bao giờ vì quan hệ riêng tư, nể nang với trường đó mà bẻ cong sự thật. Sự thật chỉ có một, và cuối cùng tôi đã chiến thắng. Có lẽ nghề làm báo điều tra của tôi đã bắt đầu từ đó.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0

Từ khi là sinh viên, tôi đã có một chút được nhớ đến khi làm báo. Tôi nhớ rằng nhà thơ Nguyễn Quang Lập (Báo Văn nghệ Trẻ); nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Báo An ninh thế giới); nhà Báo Trần Đức Chính (Báo Lao Động); nhà thơ, nhà văn Nguyễn Thành Phong;... họ nâng đỡ tôi rất nhiều, mặc dù họ không biết bố mẹ tôi là ai, quê tôi ở đâu. Tôi còn nhớ rằng khi tôi đang là sinh viên, trên báo Văn nghệ Trẻ đã có độc giả viết thư tay đến báo Văn nghệ Trẻ trong mục “Trả lời bạn đọc” hỏi “Đỗ Doãn Hoàng là ai?” và “Đỗ Doãn Phương (em ruột của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng) là ai?”. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, bây giờ là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã trả lời trên báo là “Đỗ Doãn Hoàng và Đỗ Doãn Phương là hai hạt đỗ phân biệt, cùng một gia đình và đứng cạnh nhau như các loại đỗ: hạt đỗ đen và hạt đỗ xanh, hạt đậu nành và hạt đỗ vàng” một cách rất hài hước. Chính vì có được sự ưu ái, lọt “mắt xanh” quý mến của những nhà văn nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ nên tôi vào làm báo rất thuận lợi. Trong khoảng gần 30 năm làm báo của mình, tôi chưa bao giờ phải viết đơn đi xin việc ở đâu, tôi chưa ra trường đã có lương, có bảo hiểm, được nhận vào làm việc cho một tờ báo của Trung ương Đoàn. Lúc đó tôi kiêu ngạo lắm, tôi biết rõ rằng tôi sẽ phấn đấu để đi ra khỏi tờ báo đó, bởi khát vọng của tôi là được làm ở những tờ báo lớn hơn. Sau hai năm làm việc, tôi chuyển sang báo Thanh Niên. Sau đó, tôi nhận được lời mời làm báo An ninh thế giới, cả báo Lao Động cũng về tận nhà bố mẹ tôi để mời tôi về làm. Và tôi cứ thế mà đi, tôi cũng không biết được hồ sơ của mình ở đâu. Tôi thường hay nói vui “Tôi là một nhà báo được mời đi làm việc ở các tòa soạn”. Tôi rất thuận lợi trong công việc mặc dù không có ngoại hình tốt, ăn nói vụng về, không quá khôn khéo nhưng họ thấy được trong tôi ngọn lửa đam mê với nghề, trung thực với nghề và làm việc không vụ lợi, ích kỷ cá nhân và muốn cống hiến cho nghề. Cho nên tôi nghĩ rằng, ở đời cái gì cũng có giá của nó và chúng ta cứ sống, “cái giá” của cuộc đời sẽ đưa bạn đến những bến bờ mà bạn mong muốn.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0

Làm báo điều tra rất vất vả, tốn kém trí tuệ bởi chúng ta phải lật ra những bức tranh, những bộ mặt mà người ta muốn che giấu và có thể chưa ai biết trong cuộc đời. Chúng ta phải nói ra mặt trái của nhiều câu chuyện, cái gây nên bức xúc của các đối tượng, cơ quan tổ chức, chúng ta phản biện xã hội, chúng ta vạch trần những cái xấu xa, chúng ta tấn công vào tội phạm. Bởi vậy trở thành một nhà báo về điều tra phóng sự là vô cùng khó khăn, khổ cực, rất tốn kém về tài chính và nguy hiểm: có thể bị đánh, bị kiện, có thể gặp những sự can thiệp đúng đắn và không đúng đắn, gặp nhiều thế lực cả sáng và tối, cả đen và trắng. Chính vì lẽ đó, tố chất của một người làm báo điều tra phải trung thực, dũng cảm, hết sức năng động và cực kì sắc sảo để nhận định những mặt trái mà người ta muốn che giấu, nhận định các tệ nạn mà người ta chưa từng nói tới và chúng ta phải đề cập tới và ngăn chặn, chống lại các thế lực có quyền thế, có tiền, có quyền lực, đang được bổ nhiệm vào các chức vụ khác nhau, đang điều hành các lực lượng rất quan trọng. Gần đây, chúng tôi có một bài báo dài 50 kỳ, đưa ra ánh sáng 13 người, khiến họ bị cách chức, bị khai trừ, bị bắt giam, bị tạm giữ hình sự, bị khởi tố. Mặc dù làm báo điều tra vất vả, khổ cực, tốn kém, nguy hiểm nhưng đầy vinh quang. Nếu bạn thực sự muốn làm báo để cống hiến cho cộng đồng thì đó là cách tốt nhất để bạn có thể làm được. Nhưng điều quan trọng, bạn cần phải rèn luyện mình có đủ năng lực, đạo đức để có thể làm được việc đó.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0Với tư cách là một cựu sinh viên, qua những lời mời giao lưu, giảng dạy, truyền cảm hứng, thậm chí hướng dẫn thực tập, xin việc hộ giúp các bạn, tôi có rất nhiều dịp làm việc. Hiện nay, tôi cũng đang đi với một ekip toàn các sinh viên Học viện Báo chí, có năm nhất, năm tư và có cả người tốt nghiệp đã 10 năm rồi. Nhận xét của tôi là các bạn càng ngày càng năng động, nhiều người thật sự đam mê với nghề. Và khi mà đam mê với nghề, các bạn ấy luôn tìm kiếm những người mà có đủ đam mê để các bạn quý, đáng để các bạn “follow”, tìm hiểu. Tôi rất trân trọng điều ấy. Có một thế mạnh của các bạn chính là sự năng động và các bạn tiếp cận với internet, với các thiết bị hiện đại, với báo chí hiện đại, với tiếng Anh và các ngôn ngữ trên thế giới giỏi hơn thế hệ chúng tôi. Hơn nữa, các bạn trẻ trung nên rất nhanh chóng tiếp cận với báo chí hiện đại. Về cách viết báo chí hiện đại, cách thể hiện tác phẩm báo chí hiện đại, cách tiếp cận với nhân vật theo kiểu báo chí hiện đại, các bạn làm khá tốt. Bản thân con tôi cũng là một sinh viên báo chí, con tôi học ở nước ngoài nhưng cũng giống về lứa tuổi, về công việc mà các bạn theo đuổi. Tôi suy từ các bạn, từ chính con mình ra nên thấy được sự hiện đại đó.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0

Tuy nhiên cũng có một điều, chính bởi các bạn bây giờ làm báo với cách viết hiện đại đó nên không có điều kiện tiếp cận sâu với các chủ đề, các vấn đề, các câu chuyện và các nhân vật. Bởi vì phải đáp ứng báo điện tử, báo truyền hình, internet và các hình thức báo hiện đại nói chung nên các bạn phải rất nhanh, rất hiện đại, ngắn gọn, súc tích và đơn giản nên bị mất đi chất văn, chất công phu của báo chí truyền thống. Báo chí hiện đại có nhiều mặt chứ không chỉ thời sự, ngắn gọn. Nó có cả những tác phẩm hàng vạn chữ. Tôi thấy rằng các bạn chưa để ý nhiều đến câu chữ, đến hình ảnh, đến chất văn của các tác phẩm dày mà báo chí hiện đại đang hướng tới. Tác phẩm dài, dày, công phu, tâm huyết, như một “quả bom” đưa vào dư luận” thì các bạn chưa đầu tư sâu. Còn cái kịp thời, cái hiện đại, cái tân tiến thì các bạn làm khá tốt. Tôi rất mong các bạn có thể làm được mảng đó nữa. Đã viết về ai thì say mê, đã nghiên cứu cái gì thì đam mê, đã viết cái gì thì mình phải trở thành chuyên gia của cái đó. Từng câu chữ mình cũng phải trăn trở, đay nghiến, đầy cảm xúc và đầy sáng tạo, chất biểu cảm, sự rung cảm trong câu chữ. Các bạn phải đạt được điều đó để trở thành một người truyền cảm hứng, có tầm vóc hơn, có sâu sắc hơn, có triết lý hơn và tác phẩm của mình đi vào lòng người hơn.

Báo chí có “hai chân”. Một chân đi nhanh, một chân đi chậm. Một chân đi sâu rộng, một chân đi tức thì. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của độc giả thì các bạn phải đi được cả hai chân. Nếu quên một trong hai chân sẽ là thất bại. 

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0Muốn làm nhà báo, các bạn phải nghĩ đến một điều dài rộng trong sự nghiệp của mình. Tôi đã đi vài chục nước trên thế giới, xuất bản 34 cuốn sách. Năm nay tôi đã nhận được Giải B - Giải Báo chí Quốc gia, Giải Nhất - Giải Báo chí Quốc gia về Phòng, chống tham nhũng, Giải Nhất - Báo chí Bảo vệ môi trường và động vật hoang dã… Các giải thưởng có được là do chúng tôi làm kĩ, tâm huyết với các vấn đề. Sau đó, điều quan trọng là hiệu ứng của các tác phẩm. Tác phẩm đó đăng ra, các bạn có thể khoe trên Zalo, Facebook, Instagram, Twitter hay bất kì một ứng dụng nào, sau đó bạn có thể phát biểu trong lễ trao giải thưởng… Nhưng điều quan trọng để người ta nhớ đến chính là hiệu ứng của tác phẩm. Tác phẩm của các bạn đăng lên người ta có đọc không, người ta có thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi không? Các bạn nói về cái xấu, cái xấu đó có bị diệt trừ không? Các bạn nói về cái tốt, cái tốt đó có lan tỏa không? Các bạn nói về tệ nạn, cơ quan chức năng có dẹp tệ nạn đó không? Có bao nhiêu người bị bắt giữ, bị đi tù, bị xử lý vì gây ra những đau lòng cho xã hội. Có bao nhiêu người được vinh danh vì những chiến công mà bị quên lãng, họ trở thành anh hùng, trở thành những con người có uy tín nhờ tác phẩm của bạn. Có bao nhiêu bệnh nhân đang ở bên bờ vực của cái chết đã được tác phẩm của bạn cứu sống. Có bao nhiêu quyết sách của chính phủ, của các bộ ngành đã vì đọc bài báo của bạn, vì các phân tích của bạn mà làm theo, sửa đổi hoặc mời bạn tới cung cấp tư liệu và trò chuyện để họ có thể hiểu vấn đề. Các bạn cần hướng tới việc tác phẩm báo chí cống hiến gì cho xã hội, có hiệu ứng gì cho xã hội. Muốn vậy, các bạn cần phải sâu, cần phải kĩ và cần phải đam mê. Các bạn nói về tội phạm thì phải hiểu tội phạm, nhưng không để mình bị vấy bẩn. Các bạn viết về cánh rừng thì phải đến cánh rừng ấy, hiểu cánh rừng ấy, chia sẻ với nỗi đau của nó và kiến nghị một chính sách để bảo vệ cánh rừng mà không chỉ cánh rừng ấy mà là tất cả các cánh rừng khác của Việt Nam và thế giới. Đó là khát vọng của người làm báo, là tầm vóc của người làm báo các bạn phải đạt được. Tôi rất mong các bạn đạt được và hướng tới con đường như vậy. 

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi muốn gửi lời chúc mừng đến các thế hệ thầy cô giáo, cán bộ nhà trường và các thế hệ sinh viên. Đây là một dịp rất quan trọng, rất vinh dự về bề dày truyền thống của một nơi đào tạo báo chí - truyền thông hàng đầu của cả nước và là nơi trưởng thành của rất nhiều nhà báo. Đây là cái nôi tôi đã trưởng thành, đã gắn bó trong cuộc đời mình, có 4 năm học ở đó và có hàng chục năm quay trở lại để trò chuyện, giảng dạy sinh viên. Tôi thực sự biết ơn trường. Trong những dịp quan trọng được mời về trường, tôi luôn nói với các thầy cô rằng đây là ngôi nhà thứ hai của tôi và tôi đến với tư cách một thành viên của ngôi nhà chứ không phải với tư cách một nhà báo tới giảng bài. Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm, có kinh nghiệm để truyền đạt cho các thế hệ sau, nhất là các thế hệ bằng tuổi với con tôi. Con tôi học báo chí ở nước ngoài, tôi chỉ mong con tôi có thể gặp được những người thầy coi con tôi như con của họ, sau đó giúp đỡ sinh viên như các con của chính mình, như cách mà tôi giúp các bạn sinh viên trường Báo. Tôi không có ước mơ nào hơn là các giáo sư ở nước con tôi học sẽ đối xử với con tôi như cách cha đối xử với con, như cách tôi đối xử với các bạn trẻ bằng tuổi con tôi ở trường. Khi các thầy cô mời giảng bài, nếu không quá bận, tôi không bao giờ từ chối bởi đó là nơi tôi phải quay về để trả ơn, trả nghĩa và truyền cảm hứng cho các bạn trẻ để các bạn phấn đấu. Đó chính là trách nhiệm của tôi. 

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Con đường báo chí đầy hoài bão và khao khát truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ -0