Danh mục Thứ Hai, 20/05/2024
Khủng hoảng thất nghiệp tuổi 30 (Bài 1): Gia tăng áp lực tuổi tác  -0

 

Khủng hoảng thất nghiệp tuổi 30 (Bài 1): Gia tăng áp lực tuổi tác  -0
Khủng hoảng thất nghiệp tuổi 30 (Bài 1): Gia tăng áp lực tuổi tác  -0

Trên thế giới, các Công ty công nghệ và truyền thông toàn cầu đã cắt giảm hàng chục nghìn việc làm vào năm ngoái trong bối cảnh thị trường của họ chậm lại và lo ngại về suy thoái kinh tế. Điển hình như công ty phần mềm Salesforce gần đây đã sa thải 10% lực lượng lao động của mình. 

Dẫn từ Los Angeles Times, vào năm 2022, một hồ sơ trong vụ kiện phân biệt tuổi tác chống lại tập đoàn công nghệ IBM cho biết nhiều email nội bộ chỉ ra rằng các giám đốc điều hành đã thảo luận về cách buộc những người lao động lớn tuổi phải nghỉ việc. Nội dung của email bóng gió về kế hoạch này bằng việc thay thế “Sinh vật sắp tuyệt chủng” (Extinct Species) - tức những người lao động có tuổi, bằng hệ thống các nhân sự trẻ hơn (dinobabies) 

Ở Việt Nam, con số Tổng cục Thống kê đưa ra vào hồi năm ngoái (2023) cho thấy cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Nhóm lao động trung niên bị sa thải tăng gấp 1,6 lần năm 2021. Riêng TP.HCM, số người trên 40 tuổi mất việc chiếm gần 30%. Các chuyên gia đánh giá khả năng năm 2024 tỷ lệ thất nghiệp ở những lao động trung niên sẽ còn tăng nhanh hơn. 

Tại Hà Nội, thống kê từ Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy tính đến hết tháng 4/2022 đã ghi nhận thêm hơn 15 nghìn người thất nghiệp. Trong số gần 19 nghìn người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, có khoảng ⅓ là từ 30 - 40 tuổi. 

Trong nhóm lao động thất nghiệp, số người có học vấn từ Đại Học trở lên chiếm 17,4%, cao hơn cả lao động được đào tạo Sơ Cấp, Trung Cấp và Cao Đẳng cộng lại. Vấn đề thất nghiệp sau Đại Học đến từ nhiều yếu tố chủ quan người lao động và khách quan do yêu cầu của thị trường. Nhìn chung, dù chưa có thống kê nào chỉ ra mối liên hệ giữa việc các lao động trung niên có học vấn cao thất nghiệp, nhưng với 63 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm 2024 đã kéo theo hàng loạt vị trí việc làm “bốc hơi”, trong đó bao gồm cả những lao động ngoài 30 tuổi.
 

 Báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam về tình trạng thất nghiệp năm 2022 cho thấy có gần nửa triệu lao động thuộc nhóm tuổi trung niên. (Ảnh: Mạnh Tiến)

Khủng hoảng thất nghiệp tuổi 30 (Bài 1): Gia tăng áp lực tuổi tác  -0

Trong thời điểm thị trường lao động đang có nhiều bất ổn, việc các nhân viên bị sa thải, nhất là những người thuộc nhóm tuổi trung niên đặc biệt dễ bị tổn thương. Nhiều bằng chứng cho thấy những người lao động đột nhiên mất việc ở độ tuổi từ 30 đến 40 có thể bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý, thậm chí là tự tử. Việc sa thải thậm chí còn tác động đến các đồng nghiệp ở lại, gây cho họ nhiều áp lực từ khối lượng công việc của nhân viên cũ hoặc gánh nặng tâm lý khi lo lắng “tới lượt mình bị đuổi việc”. 

Là chủ một xưởng cơ khí nhưng anh Nguyễn Hữu Tâm (35 tuổi, Hà Nội) vẫn loay hoay tìm kiếm một công việc làm thêm để đảm bảo thu nhập ổn định hơn. Kiếm việc khi đã ngoài 30 tuổi, dù tự tin về kinh nghiệm nhưng anh nhận thức rõ những hạn chế của mình khi so sánh với các lao động trẻ hơn về sức khỏe, sự nhiệt huyết. Chung tinh thần “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, anh Tưởng (39 tuổi) cũng quyết định tìm công việc mới khi đang ổn định ở vị trí công nhân với mức lương trên dưới 10 triệu. Gần đến độ tuổi “tứ tuần”, anh nhận rõ những nguy cơ khi ngày càng nhiều Xí nghiệp sa thải hàng loạt công nhân “lớn tuổi”.  

Ghi nhận của PV tại Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024, hàng nghìn người lao động trung niên sớm có mặt để tìm kiếm cơ hội việc làm, cá biệt có cả những người đã ngoài độ tuổi lao động. Nghịch lý ở chỗ, 90% việc làm tại phiên giao dịch này dành cho nhóm “ngành” Du học và XKLD với độ tuổi giới hạn từ 16 - 35 (có đơn vị giới hạn xuống 28 tuổi). Câu hỏi đặt ra, đa số những lao động nhóm tuổi trung niên sẽ phải cạnh tranh như thế nào với 10% công việc ít ỏi còn sót lại?

 Các ngành nghề xuất ngoại đều có giới hạn độ tuổi. (Ảnh: Bảo Khanh)

Chị Nguyễn Thị Tị (35 tuổi, Hà Nội), một mình lang thang giữa hàng chục quầy doanh nghiệp để tìm kiếm những tiêu chí phù hợp với độ tuổi “mấp mé” của bản thân. Kinh tế khó khăn khiến chị buộc phải từ bỏ công việc giao hàng mang lại mức lương khiêm tốn từ 6 - 7 triệu/tháng. Cộng thêm 7 - 8 triệu trước đó từ nghề lái xe của chồng, tổng thu nhập cả gia đình 8 người (gồm 4 con và ông bà) chưa bao giờ vượt quá 20 triệu. Theo chia sẻ, chị mong muốn tìm được một đơn vị uy tín để được đi XKLD, mong muốn cải thiện thu nhập, nhất là khi các con chuẩn bị bước vào độ tuổi đi học.

 Thu nhập bấp bênh khiến nhiều lao động ngoài 30 tuổi lựa chọn giải pháp XKLD để cải thiện tình hình kinh tế. (Ảnh: Bảo Khanh)

Ông Hoàng Nam Tiến (Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT) cho biết tại tập đoàn FPT với 60 nghìn nhân sự nhưng có đến 48% là các bạn Gen Z (thế hệ sinh năm 1995 - 2010). Trong bối cảnh thế giới phẳng với sự hội nhập và mở rộng liên tục của các tập đoàn đa quốc gia, ông Tiến khẳng định người lao động Việt Nam không chỉ đối mặt với áp lực cạnh tranh ở thị trường gồm 50 triệu lao động quốc dân mà là 4 tỷ người lao động trên phạm vi quốc tế.
Khủng hoảng thất nghiệp tuổi 30 (Bài 1): Gia tăng áp lực tuổi tác  -0

PGS. TS. Lê Thị Hoài Thu (Nguyên Trưởng Khoa Luật Kinh doanh - Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội) chỉ ra việc thất nghiệp ở độ tuổi 30 đặc biệt tạo ra một lỗ hổng lên thị trường việc làm. Theo đó, khi có ít đi cơ hội ngành nghề trong thị trường chính thức, nhiều lao động khi thất nghiệp ở độ tuổi này lựa chọn thị trường việc làm “phi chính thức”. Đối với một quốc gia có dân số đông và nền kinh tế phát triển thấp như Việt Nam, việc làm phi chính thức là một phần không thể thiếu góp phần quan trọng trong quá trình giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động.  Tuy nhiên, tình trạng phi chính thức lao động có tác động khá tiêu cực đến thu nhập, an toàn và sức khỏe của người lao động “Họ không có ai quản lý và những người này nằm ngoài lưới bảo vệ của pháp luật. Điều này đặc biệt nguy hiểm, nhất là vấn đề an sinh xã hội như: không BHXH, không BHYT, không bảo hiểm thất nghiệp,...” - Bà Thu cho biết.

Một vấn đề khác của thị trường lao động “phi chính thức” là thiếu sự quản lý nên hoạt động làm việc diễn ra rất phức tạp, đặc biệt là vấn đề thu nhập cá nhân. Theo điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, người lao động có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở nên phải đóng thuế với các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, những người thất nghiệp ở độ tuổi này khi tham gia vào thị trường lao động “phi chính thức” đang xảy ra tình trạng trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ với đất nước, phương hại đến nền kinh tế tài chính chính quốc gia. 

Đang làm chuyên viên tại một công ty lớn ở Hà Nội, chị T.T (25 tuổi, Nghệ An) mặc dù đã quen với cảnh mọi người xung quanh “đến rồi đi”, nhưng vẫn đặc biệt lo sợ mỗi khi được sếp yêu cầu gặp riêng nói chuyện. T.T kể thêm, gần đây làn sóng layoff (nghỉ việc) tại công ty diễn ra thường xuyên hơn, có những người là nhân sự cốt cán đồng hành từ những ngày đầu, cũng có nhiều bạn trẻ chia sẻ muốn tìm một môi trường khác ổn định và phù hợp để phát triển bản thân hơn. 

Ở góc độ văn hóa doanh nghiệp, việc liên tục sa thải nhân sự ngoài 30 tuổi có thể tạo ra tiền lệ xấu trong môi trường tuyển dụng. Các nghiên cứu của Đại học Wisconsin tỏ ra lo ngại với một thế hệ lao động hoàn toàn thoải mái về mặt tâm lý đối với vấn đề nghỉ việc. “Việc thúc đẩy làn sóng sa thải nhân sự có thể khiến các lao động được tuyển dụng trong tương lai ít niềm tin và khát vọng cống hiến hơn cho doanh nghiệp” - các học giả tại Đại học Wisconsin khẳng định. Bên cạnh đó, cắt giảm những nhân sự lớn tuổi mặt khác có thể chạm đến vấn đề lòng tin kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến nỗ lực giữ chân nhân viên của các doanh nghiệp khác.

Trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua cơ cấu dân số vàng - cơ cấu lao động phù hợp nhất để tiến nhanh và vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song giai đoạn này được được các chuyên gia dự đoán sẽ nhanh chóng đi qua sau 10 - 15 năm tiếp theo. Lỗ hổng lực lượng nhân sự trung niên theo đó cũng được đánh giá sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho thị trường lao động những năm sắp tới. Những rủi ro này sẽ được làm sáng tỏ trong loạt bài tiếp theo, mời quý độc giả theo dõi đón xem.

Nhóm PV MĐT K41