Danh mục Thứ Bảy, 04/05/2024
“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0
“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0
Hẹn gặp anh tại cửa hàng chính ngay sát bên Bảo tàng Hồ Chí Minh (phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), phòng trưng bày dép lốp rộng khoảng 40m2 của Công ty nườm nượp khách ra vào. Dép lốp được trưng bày như một bảo tàng thu nhỏ: một bên là lịch sử dân tộc gồm đôi dép Bác Hồ, bác Giáp, dép Việt Minh và các tài liệu liên quan; một bên là những đôi dép hiện đại với đủ màu sắc, kích cỡ, chủng loại nam nữ. Vừa nâng niu “đứa con tinh thần”, anh vừa kể cho chúng tôi nghe câu chuyện nghề thú vị.
“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0
 

Chào anh Cường, là sản phẩm “kén” người mua trên thị trường, lý do nào anh lựa chọn dép lốp để phát triển?

Có lẽ đó là tình yêu. Lấy vợ mấy năm mới biết bố vợ làm dép lốp. Thỉnh thoảng tôi sang nhà ông cụ chơi và gặp vài khách đến đặt dép lốp. Khi đó, tôi khá tò mò, hỏi ông về cách làm, lịch sử đôi dép. Là dân công nghệ, mê đồ độc, tôi bị cuốn hút ngay. 

 
“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Đôi dép đối với tôi rất có ý nghĩa, nó gần như là một di sản của Việt Nam mình, thậm chí ở trên thế giới. Bởi đôi dép này gắn với lịch sử của cả dân tộc, lại được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt yêu thích và sử dụng, không một đôi dép nào trên thế giới được như vậy. Nguyên liệu, cách làm cũng rất đẹp mà độc đáo, “cắt từng lốp xe vì môi trường”. Hai yếu tố này có thể nói là một sức mạnh để phát triển.

Tuy nhiên, lúc bắt tay vào làm, tôi ngây thơ nghĩ mình có bố vợ giỏi nghề nên nhờ ông dạy làm để sau này thay ông giữ nghề truyền thống của gia đình và bảo tồn di sản cho đất nước. Nhưng sau đó, tôi “vỡ mộng”.

Anh có thể chia sẻ rõ hơn nguyên nhân khiến bản thân “vỡ mộng”?

Ông tuổi đã cao, bỏ nghề cũng rất lâu rồi, chỉ làm vài đôi để đỡ nhớ. Ngoài ra, ông cụ kỹ tính, đặc biệt không thích kinh doanh. Ông luôn nói rằng cả đời ông làm dép cao su nhưng cũng chỉ đủ ăn nên cụ không tin một người làm phần mềm như tôi có thể làm và sống được với nghề này. Chính vì vậy, cứ đề cập đến học là bố tôi lại gạt đi, không muốn nói chuyện.

Tôi buộc phải tìm cách đi "đường vòng", tìm đến những người thợ trong nước để học hỏi, đến khắp các bảo tàng để tìm hiểu, viết tâm thư nhờ bà xã chuyển tay đến “vua dép lốp. Nhìn thấy được sự quyết tâm, ông cụ cũng quyết định hướng dẫn.

Khoảng 1 năm sau đó, tôi xin nghỉ công việc công nghệ, nhượng lại cổ phần doanh nghiệp phần mềm đang ăn nên làm ra, lập thương hiệu Vua Dép Lốp, tuyển nhân sự và bắt đầu chuyên tâm hoàn toàn vào việc sản xuất dép lốp.

Từ bỏ việc lương ngàn đô về bắt đầu lại nghề dép lốp, liệu có quá rủi ro?
“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Lúc đó tôi chỉ nghĩ làm thế nào để gìn giữ và phục hồi đôi dép này, vì nó gắn với ý chí quật cường, gắn với lịch sử dân tộc mà không đất nước nào có. Tôi đặt mục tiêu là đào tạo những người trẻ làm nghề này và bán túc tắc để gìn giữ một nét văn hóa truyền thống chứ không nghĩ gì to tát.

Bên cạnh đó, một biến cố bên ngoài cũng đã tác động lớn đến cuộc đời tôi. Năm 2014, sự ra đi của bố đẻ mình khiến tôi nhận ra rằng cuộc sống của mỗi người chỉ là hữu hạn. Tôi quyết định thay đổi lớn cho cuộc đời mình, từ bỏ việc, và với cá nhân tôi, làm phần mềm đã không còn hấp dẫn và không thể đột phá. Đó cũng là năm Vua Dép Lốp ra đời.

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Sau khi thành lập thương hiệu “Vua dép lốp”, anh làm gì để chèo chống cho doanh nghiệp của mình?

Lúc đầu, tôi khá bảo thủ, cứ nghĩ dép làm từ lốp gọi là dép Bác Hồ, chứ không biết mẫu dép hay là chất liệu. Tôi chỉ làm những mẫu dép Điện Biên Phủ, dép Khe Sanh, dép Bác Hồ, ai thích cái kiểu cổ điển như vậy thì họ vẫn sử dụng. 

Biết được Ban Quản lý bảo tàng Hồ Chí Minh có quy hoạch một không gian khám phá về Bác Hồ. Trong không gian có bố trí hoạt động làm dép lốp, tôi xin phép họ cho nghệ nhân của tôi được trình diễn với hy vọng thu hút sự tò mò của khách đến tham quan bảo tàng. Thế nhưng, du khách đến nghe rồi cũng chỉ để biết chứ không mua nhiều, bởi những đôi dép ấy không phù hợp với thực tế, kiểu dáng xấu, nặng trịch, người ta sẽ không sử dụng được. Vì vậy, tôi thấy rằng đã đến lúc, dép lốp cần cải tiến hơn, đa dạng hơn để hướng tới số đông.

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Vậy anh đã cải thiện những gì để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng?

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Trong quá trình cải tiến, từ những mẫu truyền thống, tôi sáng tạo sao cho sang hơn. Xã hội phát triển rồi, người ta không thể nào mua lại một sản phẩm cách đây nửa thế kỷ, đôi dép phải hợp với cả cuộc sống thực tế. 

Thứ nhất, vật liệu vẫn liên quan đến lốp và cao su. Thứ hai, về phương pháp làm thủ công, mình vẫn phải làm quai thông qua đục lỗ để rút qua. 

Việc tối ưu ở đây là phần quai, thay vì dùng lốp như trước đây, tôi dùng cao su đúc thay thế, vừa giúp quai ôm chân thoải mái và mềm hơn, vừa có thể sáng tạo thêm nhiều kiểu dáng, màu sắc.

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Có những mẫu tôi thay phần giữa của đế bằng xốp giúp nhẹ hơn và êm hơn những mẫu dép truyền thống, hay nhuộm màu cho các loại để dép có màu sắc. Ít nhất mình phải được 8 phần so về mặt thời trang, thì mới có thể nâng giá trị đôi dép cao lên được.

Một số ý kiến cho rằng dép lốp bị bóng, đi dễ trơn trượt, không đảm bảo an toàn. Anh nghĩ sao về vấn đề này?

Nó bóng bởi vì thứ nhất, chất liệu lốp rất tốt. Thứ hai, dụng cụ vô cùng sắc. Khi nhúng vào nước, dụng cụ đi đến đâu là dép bóng hết đến đấy. 

Còn trơn thì cũng không trơn lắm. Đó là chỉ là mặt ngoài. Còn với dòng đế có vải, mục đích bên mình muốn tái hiện lại những đôi dép huyền thoại ngày xưa. Ngoài ra nó cũng có tác dụng giữ, bám chân hơn.

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Việc cải tiến đã giúp anh tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nhưng có vẻ như đang ngày càng xa rời nghề truyền thống?

Tôi giữ hồn cốt của nghề truyền thống là làm từ lốp và cơ bản là làm thủ công. Nhưng thủ công không phải công đoạn nào cũng có thể làm bằng tay. Như thế là lạc hậu. Tuy nhiên, những công đoạn chính phải đảm bảo làm tốt hơn máy, nếu không thì không tồn tại được trong nghề. 

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Bên ngoài, họ làm ra được đôi dép rất rẻ thì mình phải giữ được cái gì của mình. Những công đoạn đục lỗ vào dép và rút như vậy thì bắt buộc phải làm bằng tay. 

Anh áp dụng kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực công nghệ vào kinh doanh dép lốp như thế nào?

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Xuất phát điểm của tôi từ một anh chàng học công nghệ thông tin, chuyên về phần mềm kế toán. Lúc đầu, thấy địa chỉ nhà khá khó tìm, đặc biệt với du khách lần đầu đặt chân đến Hà Nội. Vì thế, tôi đã lập một trang web để người tiêu dùng biết đến. Website chính thức www.depcaosu.com đầu tiên chỉ là bản đen trắng, sau đó tôi chỉnh sửa trang web sinh động và đẹp mắt hơn.

Làm công nghệ thông tin còn giúp tôi có tư duy hệ thống và cách quản trị doanh nghiệp thông minh. Mỗi mẫu dép, chúng tôi đều có hồ sơ thông số lưu lại. Khi bán ra thị trường, chúng tôi sẽ quan sát và lắng nghe phản ánh của khách để điều chỉnh. Một người thợ thủ công cũng phải làm theo thông số chứ không làm theo thói quen hay cảm tính kinh nghiệm.

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Thị trường hiện nay có rất nhiều những thương hiệu dép lốp khác mọc lên, mẫu mã đa dạng tương ứng. Liệu vị thế của Vua Dép Lốp có bị ảnh hưởng? 

Vâng, hiện tại có rất nhiều nơi đang làm dép lốp, không ít người đã tìm cách nhái lại những mẫu do Vua Dép Lốp sáng tạo ra. Ở Trung Quốc cũng có doanh nghiệp lấy thương hiệu của chúng tôi để gắn lên sản phẩm của họ. Nhưng để phân biệt Vua Dép Lốp và dép trên thị trường cũng đơn giản lắm.

Dép lốp chúng tôi chế tạo tinh xảo hơn rất nhiều. Đế dép cũng dày chứ không mỏng như nhiều loại dép xuất hiện trên thị trường.

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Về chất lượng, một đôi dép của gia đình tôi có thể sử dụng trong thời gian dài, thậm chí từ 2 đến 3 năm vì được gia công cẩn thận hoàn toàn bằng tay. Cái đế rất bền, người ta đi khắp nơi, kể cả trong chiến tranh hàng chục năm chiến đấu vẫn được.

Được trưng bày gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi có nhiều khách du lịch nước ngoài đến tham quan, “Vua Dép Lốp” đã làm gì để thổi hồn văn hóa Việt đến du khách?

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Đôi dép cao su đã trở thành biểu tượng ý chí, sự hiên ngang của những chiến sĩ trong hai cuộc chiến gian khổ giành độc lập cho dân tộc. Bố vợ tôi trước đây cũng đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào những đôi dép cao su, góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và cả lịch sử Việt Nam với bạn bè quốc tế. 

Đây là ý tưởng cần được thực hiện. Bởi lẽ, đất nước mình đã khẳng định chủ quyền về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ lâu. Tôi nghĩ mình là con dân nước Việt, nên làm gì đó để thể hiện lòng tự hào dân tộc. Và hiện nay, chúng tôi cũng sản xuất dòng dép màu cờ sắc áo, đưa bản sắc Việt vào trong từng sản phẩm.

Nhiều người nói rằng anh dựa hơi bố vợ là nghệ nhân Phạm Quang Xuân để kinh doanh, anh nghĩ sao về vấn đề này?

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Tôi làm dép, không dùng đòn bẩy tài chính. Nó có thể giúp tôi giàu lên nhưng đó chưa bao giờ là ước mơ, tôi làm vì tôi đam mê thôi.

Câu chuyện dép lốp này là câu chuyện của một đất nước, câu chuyện truyền thống của gia đình. Tôi chỉ là người tiếp quản, phát huy, mong muốn đưa hình ảnh dép lốp tới nhiều người hơn và cả ra thế giới.

Vua Dép Lốp đang có những hoạt động cụ thể gì để quảng bá sản phẩm?

Tôi vẫn muốn có một điểm để gần như các khách du lịch đến Hà Nội có thể tham quan và trải nghiệm mua sản phẩm trong một không gian. Họ có thể tìm hiểu lịch sử dép trong những triển lãm, có thể mua sản phẩm, trải nghiệm giống như một quy trình thu nhỏ. Như vậy, mình vừa bán được sản phẩm, mà câu chuyện của mình cũng đặc sắc, người ta sẽ thú vị hơn. Tôi mong người ta sẽ mua dép lốp như việc sang Cuba thì phải mua điếu xì gà.

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Workshop thì có vài chỗ, thường là tôi sẽ kết hợp chuyển giao cho bảo tàng, hay trường học. Bên tôi cũng mong muốn đưa dép lốp vào chương trình trải nghiệm ở trường học để lan tỏa hình ảnh rộng rãi hơn. 

Thông thường doanh nghiệp sẽ giấu kín kế hoạch marketing sản phẩm nhưng Vua Dép Lốp dường như không ngại chia sẻ tất cả, phải chăng anh đang quá tự tin về sự “độc” của thương hiệu?

Nói như vậy cũng có phần đúng. Để thực hiện những chiến dịch marketing như tôi vừa nói, cần có rất nhiều thời gian trước đó thai nghén. Thế nên nếu bây giờ người khác mới bắt đầu, thì tôi tin rằng sẽ đi sau Vua Dép Lốp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp làm dép nhựa, dép da hay dép xốp cũng rất khó để thực hiện những chiến dịch marketing như tôi vừa trình bày, vì mỗi kế hoạch sẽ chỉ phù hợp cho một quy mô doanh nghiệp nhất định, mà sản phẩm của bên khác không có câu chuyện để kể giống như câu chuyện về những đôi dép lốp đã lưu truyền từ bao đời nay.

“Cường phò mã” - Kẻ gàn dở đam mê hồi sinh dép lốp -0

Cảm ơn anh Cường! Chúc anh và thương hiệu Vua Dép Lốp thành công trong chặng đường sắp tới!

Xuân Ly - MĐT K41