Danh mục Thứ Tư, 22/01/2025
Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0
Chúng ta chứng kiến cả thế giới lãng phí hàng tiếng đồng hồ vào… những “dòng chảy” video ngắn không hồi kết. Đó chính là biểu hiện của sự suy giảm trí tuệ và tinh thần của con người khi tiêu thụ quá mức nội dung trực tuyến kém chất lượng, hay còn được biết đến với thuật ngữ “brain rot”. 
Hãy tưởng tượng, vào một buổi sáng đẹp trời, bạn chuẩn bị ôn tập cho bài kiểm tra: sách mở, vở bút sẵn sàng, và quyết tâm học tập cao độ. Đột nhiên, thông báo TikTok từ bạn thân xuất hiện với tiêu đề hài hước. Bạn tự nhủ sẽ chỉ xem vài phút, nhưng ngón tay vô thức vuốt lên, video này nối tiếp video khác. Trước khi nhận ra, bạn đã chìm đắm trong “dòng chảy” vô tận của những video đó. Thời gian trôi qua, bạn giật mình nhìn vào đồng hồ, thế là hết 1 tiếng. Suốt cả 1 tiếng, sách của bạn vẫn mở, vở vẫn trắng tinh. Bạn cố gắng quay lại guồng tập trung nhưng thật khó. Liệu bạn có biết, trung bình một người mất 23 phút để lấy lại sự tập trung sâu sau khi bị gián đoạn? Đó chính là biểu hiện của Brain rot. 
Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0

Tác động của “brain rot” được các nhà nghiên cứu đưa ra bao gồm: trạng thái trống rỗng hoặc kiệt quệ tinh thần; suy giảm khả năng tập trung và tư duy phản biện; thay đổi cấu trúc và chức năng não bộ; tăng nguy cơ mắc các vấn đề như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Từ khóa này như một hồi chuông cảnh tỉnh về thói quen tiêu thụ nội dung một cách thụ động và kém hiệu quả. Nhiều chuyên gia nhận định, điều này đến từ sự bùng nổ của những nền tảng nội dung ngắn với những cú chạm lướt như một dòng chảy vô tận. "Trí tuệ nhân tạo của TikTok là một trong những phần mềm trí tuệ nhân tạo tốt nhất thế giới. Trong vòng 2 tuần nó sẽ biết các bạn cần gì, muốn nghe gì, xem gì. Và não các bạn cứ mịn dần ra, chúng tôi gọi là biểu hiện não đậu phụ bởi vì chúng ta không nghĩ nữa, chúng ta chỉ nhận đến thôi", ông Hoàng Tiến Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT cảnh báo.

Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0

Ông Hoàng Tiến Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT. (Ảnh: NVCC)

Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thưởng, thúc đẩy cảm giác hài lòng và động lực. Những thói quen tạo ra Dopamine một cách tự nhiên có thể kể đến như đọc sách, tắm nắng, vận động, tập yoga… 

Thế nhưng, trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các nhà nghiên cứu tại Thung lũng Silicon đã tìm ra một giải pháp hoàn hảo để thay thế những thói quen trên cho người bận rộn, đó chính là TikTok. Ngoài việc sử dụng AI để đề xuất video theo sở thích người dùng, Tik Tok đã áp dụng nguyên lý gây nghiện thuộc hàng bản năng của con người này để khiến người xem không thể dừng lại - “Vòng lặp khan hiếm”.

Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0

Nguyên lý hoạt động của “Vòng lặp khan hiếm”

Cơ hội là điểm khởi đầu của vòng lặp khan hiếm, mang đến khả năng đạt được điều bạn muốn. Ví dụ, khi bạn khát nước và tình cờ thấy quán nước, đó là cơ hội thỏa mãn cơn khát. Tuy nhiên, cơ hội trong vòng lặp khan hiếm là thứ không thể cưỡng lại bởi nó thường đi kèm rủi ro: bạn không chỉ có thể đạt được điều mong muốn mà còn có nguy cơ mất mát. Nguyên lý này cũng chính là nguyên nhân vì sao cờ bạc lại lôi cuốn đến vậy: bạn thắng thì tiền vào, thua thì tiền ra. TikTok đã áp dụng điều này một cách rất thông minh. Khi bạn xem TikTok, chỉ trong ít hơn 1 giây, AI của họ đã thu thập và xử lý mọi thông tin liên quan đến “cơ hội” mà bạn muốn được thỏa mãn và đề xuất chúng phía sau, để đem đến cho bạn những “phần thưởng không lường trước”.

“Phần thưởng không dự đoán trước” giải thích vì sao một số hành vi dễ gây nghiện hơn những hành vi khác. Ví dụ, khi bạn khát, bạn biết uống nước sẽ làm hết khát, đây là phần thưởng có thể đoán trước. Hành vi này không gây nghiện vì kết quả của nó rõ ràng và mang tính lặp lại, tạo cảm giác nhàm chán. Ngược lại, thuật toán của TikTok mang đến sự bất ngờ. Mỗi lần lướt màn hình, bạn không biết video tiếp theo sẽ là gì – có thể khiến bạn cười, khóc, hoặc phẫn nộ. Chính sự không đoán trước này làm nội dung trên TikTok trở nên hấp dẫn, kích thích người dùng liên tục tìm kiếm cảm giác thỏa mãn từ “cơ hội” tiếp theo.

Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0
 

Tik Tok sử dụng nguyên lý gây nghiện thuộc hàng bản năng của con người. (Ảnh: Internet)

Cuối cùng, khả năng lặp lại nhanh chóng là yếu tố hoàn thiện vòng lặp khan hiếm. Một hành vi càng dễ lặp lại, nó càng dễ gây nghiện. Hãy thử tưởng tượng nếu bạn phải đi bộ hai giờ để uống một ly trà sữa, bạn sẽ không còn hứng thú đi thêm bốn giờ nữa cho ly tiếp theo. Nhưng với TikTok, hàng ngàn video được tải trước trong tích tắc. Chỉ cần một cái lướt màn hình, bạn đã có nội dung mới, và chính sự dễ dàng này khiến người dùng dễ dàng sa vào vòng lặp vô tận.

Quá trình này duy trì sự mong chờ đối với nội dung mới, khiến dopamine liên tục được kích hoạt. Khi sự thỏa mãn dopamine được lặp lại một cách càng nhanh chóng và dễ dàng, người dùng càng không thể thoát khỏi vòng chảy vô tận này cũng như đánh mất khả năng tận hưởng niềm vui từ những hoạt động chậm rãi, ít kích thích hơn và bị phụ thuộc vào nó.

Tiến sĩ thần kinh Sanam Hafeez (New York, Mỹ) chia sẻ về thói quen tiêu thụ nội dung ngắn: Thói quen tiêu thụ các nội dung ngắn thực chất là một “cuộc săn dopamine”. Mỗi lần xem một video yêu thích não bộ sẽ nhận phần thưởng dopamine đem lại cảm giác hưng phấn. Cơ chế vòng lặp khan hiếm càng củng cố tính gây nghiện, bởi không biết khi nào nội dung yêu thích sẽ xuất hiện. Chúng ta càng xem nhiều video hơn để tăng cảm giác thỏa mãn.

Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0
Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0
"Tik Tok có thể khiến mình cười thả ga rồi lại khóc sướt mướt vài giây sau đó”,  “Tôi mỗi khi xem Tik Tok: Buồn zui lẫn lộn” là những chia sẻ vô cùng chân thật đến từ các bạn trẻ khi sử dụng nền tảng này. Lướt qua thì tưởng chừng sẽ chẳng có gì đặc biệt, thậm chí những chia sẻ này còn nhận được rất nhiều sự đồng tình từ những người dùng khác, nhưng thực chất những lại cho thấy TikTok, hay bất cứ nền tảng nội dung ngắn nào, đang ẩn chứa nguy cơ phá hủy sự tập trung của chúng ta. 
Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0

                               Những chia sẻ chân thật từ người dùng Tik Tok (Ảnh: Tik Tok)
Não bộ không được thiết kế để chuyển đổi liên tục giữa các loại nội dung (ví dụ: từ video hài hước sang tin tức). Do vậy, việc thường xuyên chuyển đổi chỉ trong một quãng thời gian ngắn, sẽ làm tăng tải nhận thức, khiến não mệt mỏi và giảm khả năng tập trung vào công việc dài hạn. Không những vậy, vòng lặp chuyển đổi liên tục này còn dẫn tới hiệu ứng “phân mảnh tư duy”: Thay vì tập trung sâu, người dùng chỉ có thể tập trung ngắn hạn, trong một video vài chục giây, trước khi bị phân tâm bởi một nội dung mới. 

Tình trạng suy giảm tập trung do tiêu thụ quá mức nội dung ngắn còn gọi với cái tên “TikTok Brain” (Bộ não TikTok), thường được so sánh với "khả năng tập trung ngắn ngủi, khoảng chín giây của một con cá vàng", chuyên gia khoa học thần kinh Patrick Porter chia sẻ. Trên thực tế, đây không đơn thuần chỉ là một phép so sánh hài hước, bởi theo nghiên cứu của Tiến sĩ Gloria Mark (Đại học California): “Thời gian chú ý trung bình của một người đã giảm từ 12 giây (năm 2000) xuống còn 8 giây (năm 2023), ngắn hơn cả cá vàng.” 

Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -1

(Ảnh: Microsoft)

Những người có khoảng chú ý ngắn sẽ đánh mất khả năng duy trì sự chú ý trong các công việc quan trọng, đòi hỏi sự sâu sắc như đọc sách, nghiên cứu, hoặc phân tích. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và học tập mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Thậm chí, các hiện tượng trên còn có thể dẫn đến nguy cơ phát triển hội chứng ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý). 

Không những vậy, những “dòng chảy” vô tận này còn tạo ra những tác động lâu dài lên cấu trúc và chức năng não bộ. Cụ thể, việc tiêu thụ nội dung số liên tục làm thay đổi cách các kết nối thần kinh trong não hình thành, làm yếu đi các kết nối liên quan đến tư duy dài hạn và giải quyết vấn đề phức tạp. 

Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0
"Nhiều lúc rảnh tay không có gì để làm, mình mở điện thoại ra và lướt trong vô thức", bạn H.M.T (20 tuổi, Hà Nội) chia sẻ. Chính vì thói quen này mà theo M.T, đối với những nội dung vui vui, bạn xem xong là quên ngay: "Thật lòng mà nói có những nội dung khá…vô tri chỉ mang tính giải trí và chỉ dừng lại ở đó." 
Chúng ta đều nhận thức được giá trị của những nội dung ngắn đó là không nhiều, là “chỉ để giải trí”, thế nhưng vẫn bất chấp lao vào để chúng “ăn mòn” trí tuệ và tinh thần. Ngạn ngữ Anh có câu: “You are what you eat” (Bạn là những gì bạn ăn). Tuy nhiên trong thời đại số, thứ bạn tiêu thụ không chỉ có đồ ăn, thức uống mà còn là những thông tin, nội dung bạn tiếp xúc hằng ngày. Do vậy mỗi chúng ta cần biết thiết lập “tiêu chuẩn” cho những nội dung mà mình sẽ tiêu thụ. Từ bỏ những nội dung nông cạn, kém chất lượng, thậm chí là xấu độc và dành thời gian cho những sản phẩm truyền thông có chiều sâu hơn. 
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần giới hạn thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử và các nền tảng mạng xã hội trong ngày. Bắt đầu kết nối với những thói quen chậm rãi, lành mạnh như đọc sách, đi bộ, tập thể dục thể thao… sẽ giúp bạn có được dopamine một cách tự nhiên, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ đồng thời cải thiện não bộ và tăng khả năng tập trung.
Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0
Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0
Bộ não thời đại số: Bị bào mòn bởi  “dòng chảy” không hồi kết -0

"Đây là một chương tiếp theo trong cuộc trò chuyện về sự cân bằng giữa nhân loại và công nghệ" ông Casper Grathwohl, Chủ tịch Oxford Languages nhận định. Mỗi người trong chúng ta đều cần chiến đấu cho sự cân bằng này, nếu không muốn nhiều năm sau này, bản thân bị mắc kẹt trong bộ não cá vui vẻ, không có sáng tạo, chỉ sao chép và dán, like, thả tim.

Khánh Ly (TTĐPT K42) 
Ảnh: NVCC, Internet