Danh mục Thứ Sáu, 29/03/2024

Nữ biên kịch 9x và con đường từ ý tưởng Nữ biên kịch 9x và con đường từ ý tưởng

“Mỗi MV là một sản phẩm nghệ thuật, do đó người làm nhiệm vụ sáng tạo nội dung cũng là một nghệ sĩ” – đó là quan điểm của biên kịch Phương Trang về công việc của mình. “Khi làm MV sẽ hơi khác với các sản phẩm quảng cáo. Mình sẽ làm công việc của nghệ sĩ chứ không phải một đối tác thông thường, tức là chủ động sáng tạo và bảo vệ những quan điểm sáng tạo của mình, cùng thảo luận và thống nhất với ca sĩ cũng như đạo diễn và sản xuất chứ không chỉ giải một đề bài đã có sẵn. Nếu không thể đạt được sự thống nhất này, hầu như mình sẽ không cảm thấy thật sự hài lòng với sản phẩm cuối cùng”.

Phương Trang nói về nghề biên kịch MV một cách hài hước rằng: “Mình thấy mình giống như là công cụ để kể câu chuyện của người khác. Kể được câu chuyện của họ, trước hết mình phải hiểu rõ câu chuyện đó. Sau đó, bản thân phải “găm” những kỹ năng, những vũ khí của riêng mình để đưa ra cách kể chuyện thú vị nhất, bất ngờ nhất và làm nổi bật nhất cá tính của nhân vật, cũng như âm nhạc của họ”. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đó là kể chuyện bằng ngôn ngữ hình ảnh, đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa nghề biên kịch với các hoạt động sáng tạo nội dung khác. Bên cạnh đó, chị chia sẻ rằng kiến thức mà chị đã học được từ ngành Báo chí và những hoạt động ngoại khoá thời đại học cũng là những “vũ khí” độc đáo giúp chị “chiến đấu” với công việc sáng tạo đầy thử thách này.

Một ví dụ về việc học tập các môn chuyên ngành cũng như các môn đại cương đã giúp Phương Trang hoàn thiện những kịch bản triệu view như thế nào, đó là câu chuyện về MV “Duyên âm”.

ban nhap -0
“Rõ ràng, trò chơi dân gian không phải là chất liệu mới, các ứng dụng trên smartphone cũng rất quen thuộc, cả hai thứ đó có đầy rẫy nhưng kết hợp như thế nào là một bài toán khó, và khó hơn nữa là sự kết hợp đó phải nói lên câu chuyện, thông điệp của nhân vật chính. Mình không muốn một sự kết hợp hú hoạ, ekip của mình có những đòi hỏi rất cao về ý tứ của từng hình ảnh. Đây là lúc mà kiến thức nền tảng của mình lên tiếng. Với môn học Cơ sở Văn hoá Việt Nam mình đã có những hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa các tuồng diễn, lễ hội, trò chơi dân gian của nhiều vùng miền. Nếu đi từ hình thức có thể không liên quan, nhưng nếu xét về nội dung, mục đích thì trò chơi dân gian hay ứng dụng công nghệ sẽ có những điểm chung thú vị vì nó đều phục vụ nhu cầu của con người, mà đó lại là những nhu cầu cơ bản thời đại nào cũng như nhau. Diễn giải ra thì dài nhưng quá trình viết rất gấp, và nếu không có sẵn những kiến thức về văn hoá truyền thống và phương pháp khai thác, chọn lọc thông tin từ ngày học Báo đó mình nghĩ sẽ rất vất vả để theo kịp tiến độ”. 
Nữ biên kịch 9x và con đường từ ý tưởng
ban nhap -0
Sản xuất là công việc khá mới lạ với nhiều người. Theo chia sẻ của Phương Trang, công việc này đòi hỏi những kỹ năng đa dạng: bao gồm kỹ quản lý dự án (nhân sự, tài chính, thời gian…), kỹ năng đàm phán, giao tiếp để trao đổi thông tin thông suốt giữa các thành phần chính trong ekip, khả năng phản ứng nhanh, linh hoạt để giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất… Tuy hiện nay đã nghiêng hẳn về công việc sáng tạo, sáng tác kịch bản nhưng đôi khi chị vẫn đảm nhận vị trí sản xuất hiện trường với những sản phẩm do chính mình viết. Đây là cách để chị được theo sát quá trình hiện thực hoá kịch bản, chia sẻ và giúp đỡ ekip của mình nhiều nhất có thể. Việc thấu hiểu công việc của ekip cũng giúp cho chị luôn có cái nhìn cập nhật về các phương pháp sáng tạo. Nhờ đó, những ý tưởng sẽ có tính khả thi cao hơn. 

Theo Phương Trang, với công việc sản xuất hiện trường, kinh nghiệm không bao giờ là đủ. “Luôn có những vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi mình phải “nảy số”. Ví dụ khi khảo sát bối cảnh cho MV “Đi để trở về” thời tiết rất đẹp, nhưng đến ngày quay trời mưa tầm tã khiến cho bối cảnh thay đổi hẳn, từ dòng suối róc rách thành thác lũ, hay phục trang lúc ở nhà thấy đẹp nhưng lên set đạo diễn lại không ưng ý, ở nhà tính 100 người là đủ nhưng đến nơi lại thấy phải 200 người mới đẹp hình… Kinh nghiệm sẽ giúp mình phòng tránh các tình huống như vậy, nhưng chính tinh thần “không bỏ cuộc” mới giúp làm nên một sản phẩm hoàn thiện. Nếu mình biết đấy là thứ tốt nhất, và mình biết vẫn còn đường để làm mà không làm thì sẽ rất ân hận” – Phương Trang tâm sự về công việc sản xuất hiện trường. 

Nữ biên kịch 9x và con đường từ ý tưởng

Sinh năm 1991 nhưng Phương Trang đã có đến 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông. Bắt đầu với công việc làm MC cho chương trình “ Bác sĩ Mèo béo” của VTV6 từ năm học lớp 10. 

ban nhap -0

Sau khi thi đỗ chuyên ngành Báo in tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chị đồng thời theo học thêm khoá học ngắn hạn về điện ảnh. Trong 4 năm học Đại học, Phương Trang vừa học viết báo, học làm phim, vừa làm MC cho các chương trình truyền hình, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động của đội Văn nghệ xung kích Học viện. 

Phương Trang là một trong những thành viên đầu tiên của CLB AMC, cũng là một gương mặt quen thuộc của đội vũ đạo VNXK K29. Với những kiến thức và kỹ năng học hỏi được quá trình học tập và làm thêm, kinh nghiệm được các anh chị đi trước truyền lại, Phương Trang có ý tưởng tạo ra một chuỗi sự kiện được coi là Lễ trưởng thành của sinh viên năm cuối. 

ban nhap -0
ban nhap -0

Mặc dù trải qua nhiều công việc thực tế tại các cơ quan báo chí, các tổ chức, thương hiệu lớn, những ekip chuyên nghiệp… nhưng Phương Trang vẫn khẳng định rằng: kiến thức căn bản là điều cực kỳ quan trọng, đó là nền tảng quý giá giúp bản thân tự tin và chủ động trong những sang tạo của mình. Sớm tiếp xúc với thực tế, chủ động thực hành những gì học được qua các hoạt động ngoại khoá, không ngừng học tập thêm thật nhiều kỹ năng mới, đa dạng, độc đáo chính là con đường mà một cô sinh viên ngành Báo chí đã lựa chọn để trở thành một nhà sáng tạo nội dung có nhiều sản phẩm được công chúng đón nhận. Khi chia sẻ về dự định tương lai, chị mong muốn sẽ được tiếp tục viết và thử sức với những sản phẩm giàu tính cá nhân hơn như truyện ngắn, tiểu thuyết hay kịch bản phim.   

Nữ biên kịch 9x và con đường từ ý tưởng