Danh mục Thứ Sáu, 03/05/2024
Nhà báo Phan Đăng và chặng đường 14 năm làm nghề -0
Nhà báo Phan Đăng và chặng đường 14 năm làm nghề -0
 

Đó là những lời nhận xét của các đồng nghiệp dành cho nhà báo Phan Đăng. Anh thích thơ Xuân Diệu, nghe nhạc Trịnh, thậm chí anh còn đặt Truyện Kiều lên bàn thờ. Kể ra những nét riêng trong cuộc sống của anh để có thể thấy được tâm hồn của người đàn ông tuy mới chỉ gần 40 tuổi nhưng lại có phần “già dặn”, lạc lõng.

Nhà báo Phan Đăng. Ảnh: Facebook 

 

“Bị giời đày”, theo cách lý giải của nhà thơ Nguyễn Bính đó chính là thoáng tưởng là trực giác, cảm tính nhưng thực chất lại chứa đựng đầy triết lý, nhận thức ngược lại hoàn toàn so với cái vẻ mộc mạc, giản dị bề ngoài. Đem cái lý của Nguyễn Bính để quy chiếu vào nghề báo thì chắc chắn có thể coi Phan Đăng bị “giời đày” làm báo. Với giọng văn tuy giản dị nhưng các bài viết của Phan Đăng lại chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, đôi khi lại là sự châm biếm, chọc cười, những ý tưởng hay, những phản biện gây cho người đọc hay người đối diện những suy ngẫm... tất cả những điều đó chính là nét riêng của Phan Đăng có một – không – hai.

 

Nhà báo Phan Đăng và chặng đường 14 năm làm nghề -0
 
Nhà báo Phan Đăng và chặng đường 14 năm làm nghề -0

Để nói về sự nghiệp của Phan Đăng, không thể không nhắc tới “nhân duyên” của anh với bóng đá, môn thể thao gắn liền với sự nghiệp và đời sống của anh. Phan Đăng là một người có đam mê lớn với bóng đá, anh chia sẻ: “Ngay từ năm lớp 6, tôi đã say mê đọc báo thể thao, chủ yếu là tờ Thể Thao TP.HCM. Tôi thường nhịn ăn sáng, dành tiền và chờ đến 18h hàng ngày, khi tờ báo này ra Hà Nội để mua và đọc ngấu nghiến.”

 Ảnh: Biển Đông FC

 Ảnh: Biển Đông FC 

Anh bắt đầu viết báo thể thao khi còn đang là sinh viên năm thứ hai. Sau khi tốt nghiệp, chính thức bước chân vào nghề báo, anh được giữ vị trí ở mảng thể thao ở một số tờ báo, tính đến nay anh đã có hơn mười năm cầm bút cho ra được số lượng lớn những bài báo ở chuyên mục này. Anh có 4 năm giữ chuyên mục "Thư gửi chiều thứ 5" (sau này tăng kỳ, thêm chuyên mục "Chuông reo" cùng nhà báo Ngô Hương Sen đảm nhận) của báo Cảnh sát toàn cầu. Suốt nhiều năm ròng, mỗi tuần một bài cho chuyên mục thậm chí bài báo còn phải có khả năng gây cười, đi sâu vào đời sống, góc nhìn của độc giả nhưng trong những năm ấy, chưa bao giờ Phan Đăng chậm bài, gẫy chuyên mục của bất kỳ số nào.  

Nhà báo Phan Đăng và chặng đường 14 năm làm nghề -0

Bằng những trải nghiệm có được sau nhiều năm, cộng thêm sự quan sát tỉ mỉ của mình, Phan Đăng đã cho xuất bản cuốn sách “Ơ kìa, làng bóng trong mắt tôi” vào tháng 6/2016. “Nhà báo/PHAN ĐĂNG/chấm hết” là dòng mở đầu đầy sự mộc mạc cho cuốn sách hơn 300 trang chứa đựng đầy tâm huyết, những dòng tâm sự, bình luận, góc nhìn của anh về 50 nhân vật của giới bóng đá Việt Nam. Anh chia sẻ trong lời mở đầu: “Mười năm tôi viết báo thể thao, quan sát làng bóng... Mười năm, những nhân vật của làng bóng lướt qua tôi, có những người để lại những nét sổ đậm, rắn rỏi, có những người đi qua mỏng nhẹ, và có cả những khuôn mặt nhạt nhòa. Tôi muốn vẽ lại những khuôn mặt của họ, trong cuốn sách này, bằng mảnh giấy và cây bút của riêng tôi...”  

Đó có thể là những nhân vật đại diện cho thế hệ cầu thủ vàng son nhất của bóng đá Việt Nam như "Nguyễn Hữu Thắng: Đừng gọi tôi là đại ca","Hồng Sơn: Số 8 danh bất hư truyền", "Trần Công Minh: Chẳng nhẽ lúc nào cũng ngại?"... đến thế hệ sau như Phan Thanh Bình, Vũ Như Thành, Phạm Văn Quyến, Mạc Hồng Quân, Nguyễn Huy Hoàng... Cuốn sách cũng nói về những huấn luyện viên có nội, có ngoại như Nguyễn Thành Vinh, Toshiya Miura, Đoàn Phùng,… và cuối cùng, Phan Đăng cũng không quên đề cập đến những người phía sau sự hào quang của các cầu thủ: người vợ, người mẹ; những người ở thế hệ trước, những người tưởng như vô danh nhưng lại góp phần rất lớn vào bóng đá Việt.

Khi viết cuốn sách này, anh nhận mình là người quan sát chứ không phải một phần của làng bóng nhưng đọc những trang viết của anh, có thể cảm nhận được đằng sau cái quan sát ấy là sự đam mê, nhiệt huyết của anh đối với bóng đá Việt. Chắc chắn phải là một người có tình yêu lớn với bóng đá mới có thể mổ xẻ, đi vào từng góc cạnh chi tiết của vấn đề để rồi phân tích, viết ra được tác phẩm vừa mang dấu ấn cá nhân lại vừa có thể cho người đọc một cái nhìn tổng quan về nền bóng đá Việt Nam.

 Ảnh: Facebook

Hiện nay, anh đang là thư ký tòa soạn An ninh thế giới cuối tháng và đã không còn làm về mảng thể thao và bóng đá. Anh cũng đã cho xuất bản thêm ba cuốn sách với ba chủ đề khác nhau: “Bóng đá, góc nhìn Phan Đăng” – chủ đề bóng đá; “Những góc nhìn đời, tôi thấy – nghe – và nghĩ” – cuốn sách tản văn về những câu chuyện đời thường và “Ở trong đầu tri thức” – cuốn sách về những đối thoại của tác giả với trí thức tinh hoa nhân loại.

Nhà báo Phan Đăng và chặng đường 14 năm làm nghề -0

 

Hai năm trở lại đây, Phan Đăng được khán giả biết đến nhiều hơn khi anh thay thế nhà báo, MC Lại Văn Sâm để dẫn chương trình Ai là triệu phú.

Trước khi dẫn dắt chương trình có tuổi đời hơn 10 năm này, Phan Đăng đã nhiều lần xuất hiện trên sóng truyền hình với tư cách là bình luận viên thể thao cũng như với tư cách là khách mời của nhiều chương trình và ghi dấu nhất là “Cà phê sáng”. Anh đã có những chia sẻ xoay quanh nhiều chủ đề như Thế hệ 8x, Đôi mắt, Hạnh phúc, Sự nổi loạn, Đồng nát, Miễn phí, Hà Nội, Độc thân,…

Phan Đăng trên sóng chương trình "Cà phê sáng". Ảnh: VTV

Sau 13 năm đồng hành, MC Lại Văn Sâm chính thức nói lời chia tay chương trình “Ai là triệu phú”. Việc MC Lại Văn Sâm gắn bó quá lâu với một gameshow đã quen thuộc với khán giả chắc chắn sẽ tạo ra áp lực cho những người thay thế vị trí của anh. Cuối cùng, sau nhiều vòng tuyển chọn, vị trí MC của chương trình này đã thuộc về nhà báo Phan Đăng. Anh chia sẻ rằng anh chưa bao giờ gửi hồ sơ ứng tuyển vị trí dẫn chương trình "Ai là triệu phú" và chưa bao giờ ngồi ở vị trí dẫn chương trình truyền hình với xung quanh là rất nhiều khán giả và người chơi thật. Tuy nhiên, anh đã gạt đi sự lo lắng, nhận lời mời từ phía VTV và thực hiện thử thách mà bản thân anh cho là “chưa từng làm trong đời”. Phan Đăng bắt đầu đảm nhiệm vai trò MC của chương trình từ đầu năm 2018, sự xuất hiện của anh trong những số đầu tuy có chưa hoàn hảo nhưng càng về sau anh càng hoàn thiện bản thân và dẫn dắt nhuần nhuyễn, tự nhiên hơn. Nhiều khán giả đánh giá rằng Phan Đăng đã mang một làn gió mới cho chương trình có tuổi đời hơn 10 năm này.

 Phan Đăng tại trường quay Ai là triệu phú. Ảnh: Facebook

Nhà báo Phan Đăng và chặng đường 14 năm làm nghề -0

Đến nay, Phan Đăng đã đồng hành với “Ai là triệu phú” được 2 năm nhưng anh vẫn dành sự tôn trọng của mình cho người tiền nhiệm MC Lại Văn Sâm. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về những lời chỉ trích mà khán giả dành cho anh, Phan Đăng không ngần ngại chia sẻ: “Tôi cũng đồng tình với nhận định của bạn, chắc chắn rồi, không thể phủ nhận được là “cái bóng” của anh Lại Văn Sâm lớn quá. “Bóng” ấy gây áp lực lên bất cứ ai thay thế, kể cả một MC chuyên nghiệp, chứ chưa nói đến MC tay ngang như tôi”.

“Sau quãng thời gian làm quen với công việc tôi nhận ra mình là người chịu áp lực tốt sau khi vượt qua được những khó khăn ban đầu. Sau hai năm ngồi trên ghế nóng tôi đã quen với trường quay, thuộc hết các câu lệnh và có thể thoải mái sáng tạo trong cách dẫn của mình”.

Nhà báo Phan Đăng và chặng đường 14 năm làm nghề -0

 

Đó là những chia sẻ của Phan Đăng khi được hỏi về những lời chỉ trích của khán giả. Có thể thấy, anh là một người rất khiêm tốn, nhẫn nại: “Nguyên tắc của người làm báo là phải luôn tôn trọng khán giả. Sống trong xã hội mở, tôi nghĩ, chúng ta phải tôn trọng quyền được nói của tất cả mọi người, và không nên phản ứng với những lời chỉ trích.

Vì thế, tôi luôn lắng nghe bằng thái độ tôn trọng, thay vì xù lông. Trong quan điểm của riêng tôi, người làm báo, nếu buộc phải lên tiếng chỉ nên lên tiếng trước Tổng biên tập hoặc Tòa án. Mà không chỉ là những góp ý, chỉ trích đâu, ngay cả với những lời chửi bới, tôi cũng gạn lọc và tiếp thu cái “lõi” phía sau ngôn ngữ chửi bới bên ngoài. Vì thật sự càng làm báo... tôi càng thấy mình dốt. Thật đấy! Mà đã thấy rõ là mình dốt thì phải cầu thị, lắng nghe”.

 Ảnh: Facebook

Anh cũng đã có nhiều chia sẻ về “chuyện nghề” của mình: Sự nổi tiếng, cám dỗ, cũng như đạo đức của nghề báo “Tôi viết báo suốt gần 15 năm chưa bao giờ để hướng đến sự nổi tiếng. Tôi chỉ luôn cố gắng làm tốt nhất từng công việc mình được giao. Tôi nghĩ cứ làm tốt nhất trong khả năng có thể của mình đi, rồi mọi thứ, cái gì đến sẽ tự đến. Tự nhiên lắm.” hay “Tôi từng được đề nghị làm truyền thông cho một đội bóng, mỗi tháng có thể nhận được vài ngàn USD. Nhưng tôi không nhận lời, không phải vì công việc đó xấu, nó chẳng có gì là xấu cả. Tôi không nhận lời vì nghĩ mình đang làm báo, nên không thể làm song hành việc đó…Rồi khi trong làng bóng xuất hiện một hiện tượng tiêu cực gì đó, nói thật, có những lúc, tôi chỉ cần im lặng, chứ chả cần viết gì cả, là sẽ có tiền. Nhưng tôi đã không làm như thế. Tôi chưa từng nhận một cái phong bì nào, của bất cứ một ông bầu bóng đá nào".

Bên cạnh đó, Phan Đăng cũng có hai kênh youtube là "Nhà Báo Phan Đăng" và "Lẩm Bẩm 24h". "Nhà Báo Phan Đăng" được lập vào ngày 6/5/2019, đây là nơi anh chia sẻ suy nghĩ, cái nhìn của mình về những câu chuyện lịch sử - tri thức - con người, và tính đến nay, kênh đã đạt được hơn 103.000 lượt theo dõi. "Lẩm Bẩm 24h" là kênh youtube được Phan Đăng lập vào đầu năm 2020 để chia sẻ những bình luận, góc nhìn, câu chuyện thời sự, tin tức, sự kiện. Tuy thời gian duy trì kênh "Lẩm Bẩm 24h" khá ngắn (khoảng 5 tháng) nhưng anh đã đạt được 57.100 nghìn lượt theo dõi và hơn 6,7 triệu lượt xem.

Kênh youtube "Nhà Báo Phan Đăng"
Kênh youtube "Lẩm Bẩm 24h"

Nhà báo Phan Đăng và chặng đường 14 năm làm nghề -0
 
Tuy là một con người bận rộn nhưng anh vẫn luôn dành thời gian cho gia đình “Công việc cũng có những lời mời vào buổi sáng từ 8-10 giờ nhưng tôi ít khi nhận lời vì trùng vào khoảng thời gian tôi đưa con đi học.
Với tôi đó là những giây phút hạnh phúc nên tôi không đánh đổi để làm việc khác. Dù đi dẫn chắc chắn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong khi đưa con đi học chẳng có đồng nào cả nhưng đổi lại là những xúc với con cái mà không tiền bạc nào mua được”.