Danh mục Thứ Bảy, 20/04/2024
bìa.jpg -0
Trong tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến học sinh, sinh viên của nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn chưa thể đến trường. Nhiều trường học đã bắt đầu áp dụng hình thức dạy học trực tuyến để tạm thời thay thế cho việc lên lớp. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phương pháp này cũng đã được các giảng viên và sinh viên tiến hành trong thời gian qua nhằm đảm bảo tiến độ chương trình học, ở nhà phòng tránh dịch.
​​​​​​Hình thức học này có điểm gì khác so với hình thức học truyền thống? Trong tương lai, liệu học trực tuyến có thể thay thế học truyền thống để trở thành xu hướng giáo dục mới trong thời đại 4.0?
 Học truyền thống vs Học trực tuyến (Ảnh: Rasmussen College)
ảnh 1-01.png -0
* Học trực tuyến: Khi học trực tuyến trong mùa dịch COVID-19, thời gian lên lớp của giảng viên vẫn được giữ theo như lịch đã có sẵn. Tuy nhiên, nếu hôm đó giảng viên có việc đột xuất vẫn có thể cùng sinh viên thảo luận chọn ra thời gian hợp lý nhất để học bù. Thêm nữa, nếu sinh viên có bỏ lỡ một buổi học trực tiếp thì vẫn có thể xem lại bài giảng hôm đó qua tính năng “ghi hình cuộc họp” trong ứng dụng Microsoft Teams.
* Học truyền thống: Ở lớp học truyền thống, thời gian học được lên lịch cụ thể và học sinh phải bắt buộc tham gia đúng giờ để không bỏ lỡ kiến thức của buổi học đó. Mô hình của lớp học truyền thống là giảng viên đứng lớp trong một căn phòng, giảng dạy sinh viên trực tiếp, nên thời gian học sẽ cố định và rất hiếm khi thay đổi. Ví dụ nếu sinh viên có việc gì đột xuất phải nghỉ thì sẽ mất buổi học đó và không thể nghe giảng lại được.
ảnh 2-03.png -0
* Học trực tuyến: Với hình thức học trực tuyến, sinh viên có thể học trong phòng riêng, yên tĩnh mà không lo bị ai làm phiền, không gian học cũng vô cùng gần gũi và thoải mái. Tuy nhiên, khi học ở nhà, sinh viên phải tự trang bị cho mình những thiết bị cần thiết như máy tính hoặc điện thoại di động có kết nối internet.
Sinh viên có thể tự tạo một không gian học tập thoải mái (Ảnh: unsplash) 

* Học truyền thống: Ngày nay, hầu hết các trường đại học đều đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho quá trình học tập của sinh viên nên đây không phải là một vấn đề phải lo lắng. Tuy nhiên, khi học truyền thống, chất lượng lớp học vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như âm thanh ồn ào hoặc thời tiết xấu.

ảnh 3-04.png -0
* Học trực tuyến: Học online tức là học thông qua mạng internet, tuy nhiên khi mạng bị sự cố bất ngờ, không nghe được các giảng viên giảng bài, có thể bị “out” ra nhóm học tập,... điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập. Việc học online sẽ làm cho  sinh viên khó tương tác với nhau hơn. 
* Học truyền thống: Khi đến trường, được trực tiếp lắng nghe thầy cô truyền đạt cũng như tương tác trực tiếp, thường sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú và tập trung tốt hơn. Thầy cô cũng có thể đánh giá đúng năng lực, khả năng của sinh viên trong môi trường làm việc thực tế. Ngoài ra, khi có những thắc mắc, khó khăn trong bài tập, ngay lúc đó có thể trực tiếp nhờ sự giúp đỡ của thầy cô. Nhờ vậy, có thể tiết kiệm được thời gian khi các bạn sinh viên có thể hiểu được vấn đề, nắm chắc được toàn bộ bài học ngay trên lớp.
ảnh 4-05.png -0
* Học trực tuyến: Nhiều bạn sinh viên mở tài khoản chờ điểm danh xong rồi để đó đi làm một việc khác, dễ bị cám dỗ bởi những trang mạng xã hội hay game online mà không nghe giáo viên giảng bài. Nếu học lâu dài chắc chắn các bạn sẽ mất đi một khối lượng kiến thức bổ ích.
* Học truyền thống: Khi đến trường, với sự quan sát và quản lý của giảng viên, các bạn sinh viên thường học tập trung hơn, không dễ bị xao nhãng bởi các việc riêng khác.
 Lớp học truyền thống (Ảnh: Viện Báo chí)

Để hiểu thêm ý kiến của sinh viên về việc học trực tuyến, chúng tôi đã phỏng vấn bạn Nguyễn Linh Trang, lớp Truyền thông đa phương tiện K38.

* Trong mùa dịch hiện nay, rất nhiều trường đại học đang ứng dụng hình thức học online bao gồm cả Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Là một sinh viên của Học viện, bạn đánh giá như thế nào về việc ứng dụng hình thức học online của trường mình?

phỏng vấn 1-06.jpg -0
* Bạn có thể cho mình biết về việc suy nghĩ lựa chọn giữa học online và học truyền thống bạn ủng hộ cách học nào hơn? Và vì sao?
phỏng vấn 2-02.jpg -0
kết luận-08.png -0
Thứ nhất, chất lượng học qua Internet hay truyền hình không thể so sánh với cách học truyền thống - nơi tạo ra sự tương tác tốt hơn giữa học sinh và giáo viên về việc điểm danh, quản lý, đánh giá và đảm bảo chất lượng bài học.
Thứ hai, hình thức này không đảm bảo được chất lượng học tập đồng đều giữa tất cả các sinh viên. Với những bạn sinh viên có đầy đủ thiết bị học tập, có ý thức tự học tốt thì sẽ có tác dụng. Các sự cố với Internet xảy ra “bất chợt” cũng có thể làm ảnh hưởng xấu tới việc học.
Tuy nhiên, trong tương lai, nếu như kết hợp được những thế mạnh từ cả hai phương pháp học trực tuyến và học truyền thống lại, thì nó sẽ có thành trở thành một giải pháp đột phá và là một xu hướng mới của ngành giáo dục trong thời đại 4.0.
mở rộng-09.png -0
Những phương pháp giúp các bạn sinh viên có thể học trực tuyến một cách hiệu quả nhất trong mùa dịch:
  1. Chuẩn bị bài mới trước khi học: xem nội dung tổng quan của bài học trước khi học.
  2. Tích cực trao đổi: chủ động tham gia trao đổi về nội dung bài học; liên hệ email với giảng viên để gửi những câu hỏi thắc mắc và được giải đáp.
  3. Xây dựng kế hoạch học tập phù hợp: cần có thời khóa biểu cụ thể đối với từng môn học; xác định tiến độ học tập, những rào cản khi học trực tuyến và lên kế hoạch để vượt qua.
  4. Ghi chép, rà soát lại những gì đã học: nên chuẩn bị giấy bút để ghi lại những nội dung chính và ghi chú lại những phần được giảng viên nhấn mạnh.
  5. Giữ động lực học tập tốt: một yếu tố vô cùng quan trọng để việc học trực tuyến đạt hiệu quả là bạn phải tự quản lý, độc lập và chịu trách nhiệm cho việc học của mình. Để có cảm hứng và duy trì động lực học tập tốt bạn nên trang bị máy tính hoặc điện thoại có đường truyền internet chất lượng, lựa chọn không gian học tập thoải mái, trang trí góc học tập với các câu nói truyền cảm hứng, luôn ghi nhớ lý do, mục đích học tập của mình, tương tác thường xuyên và liên tục với giảng viên và các thành viên trong lớp…