Danh mục Thứ Sáu, 22/11/2024

NEWS \

Định kiến về nam giới

Khi định kiến nam giới được đưa vào phim tâm lý xã hội

14:39 09-05-2022
Những bộ phim, sản phẩm nghệ thuật khai thác về cảm xúc, tâm lý và những góc tối của nam giới vẫn còn xa lạ với nhiều khán giả.

"Anh có phải đàn ông không?" có thể coi là một trong số ít những bộ phim ở Việt Nam tập trung khai thác chủ đề xoay quanh nam giới. 

“Anh có phải đàn ông không?”, một câu hỏi bao hàm nhiều ý nghĩa. Câu hỏi vừa có sự khinh thường lẫn trách móc, cũng là lời thách thức đối với những người đàn ông.

Câu chuyện phim là thế giới thu nhỏ của những người đàn ông. Tuy không nói lên tất cả nhưng nó phản ánh những phần nhức nhối nhất, lột tả những tâm lý điển hình nhất của thế giới đàn ông.

Bộ phim được thể hiện dưới góc nhìn của những người đàn ông về đời sống đầy thú vị, có chua cay của hiện thực, có những đau thương, mất mát của đời sống nhưng không thiếu sự hài hước, dí dỏm để qua những câu chuyện xung đột, mâu thuẫn ấy ta vẫn thấy được sự lạc quan, yêu đời và tích cực.

 Bộ phim truyền hình "Anh có phải đàn ông không" nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả vì đề tài mới lạ. Ảnh: Internet.

Liệu có thật những người đàn ông luôn hồn nhiên, không bận tâm, không buồn phiền, vô lo, vô nghĩ? Hay đó chỉ những là vỏ bọc để che giấu sự vụng về? Đôi khi, đàn ông cũng bối rối khi đón nhận những cột mốc mới, khi phải chăm sóc, hy sinh, yêu thương hay lo toan cho cả gia đình.

Mở rộng vấn đề, rõ ràng áp lực xã hội đối với nam giới, áp đặt họ phải chứng minh mình là đàn ông đang tồn tại. Nó xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Về mặt lịch sử, con người từ xa xưa coi đàn ông là người cung cấp lương thực nhờ sức khỏe vượt trội. Đàn ông sẽ là người bảo vệ, đóng vai trò chiến binh. Còn phụ nữ là người nuôi dưỡng và hỗ trợ. Tư duy đó gây áp lực lên nam giới phải thật nam tính và mạnh mẽ. 

Ảnh hưởng có nó là tư tưởng phụ hệ đã ăn sâu vào nhiều thế hệ, trong đó đặc biệt là đàn ông Á Đông. Vì con trai được dạy phải cứng rắn và không được bộc lộ cảm xúc, nên họ cảm thấy áp lực khi phải che giấu những phẩm chất nữ tính của mình. Nhưng sự thật là họ có thể chối bỏ hoàn toàn những phẩm chất đó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ mất đi. Những phẩm chất nữ tính của họ tiềm ẩn đâu đó, điều này dẫn đến xung đột nội tâm của người đàn ông.

Bộ ba nam chính trong phim "Anh có phải đàn ông không" (lần lượt từ trái qua là các diễn viên Nhan Phúc Vinh, Tuấn Tú, Hà Việt Dũng). Ảnh: Internet.

Cha mẹ của các bé trai cần hiểu rằng những phẩm chất nữ tính không phải là một điều xấu. Tương tự như phong cách 'tomboy' thường thấy ở các cô gái trẻ, việc cho phép một cậu bé bộc lộ khía cạnh nữ tính của họ có thể giúp họ trở thành một người trưởng thành toàn diện, hạnh phúc. Nhưng đó dường như không phải mục tiêu của các bậc cha mẹ. 

Những tình cảm, sự kỳ vọng này không hề ác ý, nhưng nó đang gieo mầm cho sự lệch lạc xã hội.

Trong những năm qua, giới trẻ nói riêng và người trưởng thành nói chung đang trở nên dễ bị tổn thương hơn do những thay đổi của môi trường sống. Nhiều người nổi tiếng đã mạnh dạn chia sẻ những câu chuyện cá nhân về cách họ đã đấu tranh với các vấn đề sức khỏe tâm thần và khuyến khích công chúng làm theo

Gần đây nhất, Olympic 2022 đã nâng cao nhận thức vấn đề về sức khỏe tinh thần ở giải đấu thể thao danh giá nhất thế giới. Dù không thi đấu, nhưng cựu VĐV bơi Michael Phelps đã chia sẻ cởi mở về cuộc đấu tranh với căn bệnh trầm cảm. Hay Simone Biles, cô gái vàng của làng thể dục dụng cụ nước Mỹ cũng đã xin rút khỏi các nội dung thi đấu sở trường vì vấn đề tâm lý và nhận được sự ủng hộ từ các đồng nghiệp.

Những người nổi tiếng khác như Ryan Reynolds, Jim Carrey, và Dwayne “The Rock” Johnson cũng đã nhiều lần thảo luận về sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào. 

Điều quan trọng cần nhớ là chúng ta không cần phải xác định "nam" hay "nam tính", "nữ" hay "nữ tính". Không một ai, kể cả đàn ông hay phụ nữ, là nam tính hay nữ tính 100%. Và cuối cùng đã đến lúc nhận ra rằng điều đàn ông cần làm nhất là sống tình cảm, quan tâm, yêu thương bản thân và chấp nhận sự giúp đỡ. 

Dự án "Nam giới vượt lên định kiến"

Phản hồi