Danh mục Chủ Nhật, 24/11/2024

Tiêu điểm \

Hành trình đoạt Giải Nhất cuộc thi Phát triển du lịch Hoàng Thành Thăng Long của nhóm sinh viên Đại học Hà Nội

00:21 20-06-2022
Với tinh thần làm việc hăng say và sự tâm huyết với vấn đề phát triển du lịch khu di tích Hoàng Thành, nhóm sinh viên Đại học Hà Nội gồm 5 thành viên đã xuất sắc giành Giải Nhất cuộc thi Phát triển du lịch Hoàng Thành Thăng Long.

Tại cuộc thi nghiên cứu khoa học trường Đại học Hà Nội năm 2021, các sinh viên Phạm Bích Thảo, Đặng Thị Ngọc Ánh, Mai Thanh Thùy, Lương Thị Thùy Trang, Thiều Thúy linh thuộc Khoa Quản trị du lịch và Lữ hành đã đoạt được giải Nhất với đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch Hoàng Thành Thăng long”.

 Chia sẻ với phóng viên, Phạm Bích Thảo - đại diện nhóm sinh viên đã không giấu khỏi niềm vui khi sản phẩm của nhóm đoạt giải Nhất. “Đó là minh chứng cho công sức và tâm huyết mà các thành viên trong nhóm đã bỏ ra để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tất cả những điều đó đã được thầy cô, nhà trường và các bạn sinh viên công nhận”, Thảo chia sẻ.

Nhóm sinh viên đoạt giải nhất về phát triển du lịch Hoàng thành Thăng Long  | Báo Dân trí

 Nhóm nghiên cứu tiến hành đến khảo sát tại Hoàng Thành Thăng Long. (Nguồn: Báo Dân Trí)

Hoàng Thành Thăng Long là di tích lịch sử nổi tiếng của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Thăng Long - Hà Nội từ lâu đã trở thành tên gọi quen thuộc của biết bao người, từ khắp mọi miền đất nước cho đến du khách phương xa. Nhắc đến Hoàng Thành Thăng Long là nhắc đến các giá trị văn hóa lịch sử lâu đời cùng hàng loạt di chỉ khảo cổ nổi tiếng qua các triều đại ở nước ta. Vì vậy, phát triển du lịch Hoàng Thành đã và đang là mối quan tâm không chỉ của riêng TP.Hà Nội mà còn là của các cơ quan làm công tác văn hóa - du lịch.

Hiểu được tính cấp thiết của vấn đề cũng như nắm rõ giá trị về nhiều mặt của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, nhóm sinh viên đã bắt tay vào lập kế hoạch nghiên cứu và triển khai các công việc. Với đặc thù là sinh viên khối ngành du lịch, có niềm đam mê to lớn với ngành học, Thảo và các cộng sự đã tìm hiểu về khu di tích và các khía cạnh để có thể thúc đẩy phát triển địa điểm này về mặt du lịch một cách tốt nhất.

Thảo chia sẻ: “Trong các điểm du lịch di sản hiện nay, mình thấy hầu hết mọi người đều biết tới Hoàng Thành Thăng Long. Điều đó chứng tỏ mức độ nổi tiếng của địa điểm này. Tuy vậy, vẫn còn các vấn đề bất cập khiến du lịch Hoàng Thành chưa thực sự nổi bật và thu hút, thể hiện ở chỗ còn khá nhiều di tích và địa điểm chưa được quan tâm, khám phá hay làm mới”. Vấn đề đặt ra là phải làm sao biến đổi, làm mới lại các sản phẩm du lịch tại Hoàng Thành, đồng thời giữ nguyên được nét cổ kích, không làm cho các giá trị văn hóa - lịch sử của khu di tích bị biến động, bảo đảm nguyên tắc “bảo tồn di sản”. Chính điểm mấu chốt này đã tạo nên điều đặc biệt cho đề tài của nhóm.

Nhóm sinh viên đoạt giải nhất về phát triển du lịch Hoàng thành Thăng Long - 1

 Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ và đầu tư cho bài nghiên cứu, nhóm đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi. (Nguồn: Báo Dân Trí)

Dựa trên tiêu chí vừa sáng tạo, đổi mới, vừa giữ nguyên bản giá trị lịch sử của di tích, nhóm đã đưa ra bốn ý tưởng khác nhau nhằm nâng cao trải nghiệm của du khách khi đến Hoàng Thành. Ý tưởng thứ nhất: “Giải mã bí mật Hoàng Thành”  dưới hình thức là trò chơi dành cho mọi lứa tuổi. Ý tưởng thứ hai chính là "Tái hiện nghi lễ Thiết triều" - tái hiện lại khung cảnh nhà vua cùng các quan bàn việc triều chính thời phong kiến. Ý tưởng thứ ba là "Khám phá Hoàng Thành Thăng Long về đêm". Đây là một chuỗi các hoạt động diễn ra trong khuôn viên của Hoàng Thành bao gồm Chợ đêm Thăng Long kẻ chợ và hoạt động thưởng trà. Ý tưởng cuối cùng "Việt phục" là dự án thương mại hóa việc cho thuê những bộ cổ phục tại Hoàng Thành Thăng Long nhằm quảng bá giao lưu Việt phục, đồng thời giúp khai thác sâu hơn những giá trị văn hóa ẩn sau bộ trang phục của người Việt qua các thời kỳ. Ý tưởng cuối cùng chính là "Việt phục", đây là dự án thương mại hóa việc cho thuê những bộ cổ phục tại Hoàng Thành Thăng Long nhằm quảng bá giao lưu Việt phục tới mọi người, đồng thời giúp khai thác sâu hơn những giá trị văn hóa ẩn sau bộ trang phục của người Việt qua các thời kỳ.

Để có được kết quả tốt nhất cho cuộc nghiên cứu, nhóm sinh viên đã sử dụng rất nhiều cách thức và phương pháp. Thảo và các cộng sự của mình đã phải kiên trì thu thập dữ liệu suốt một năm và khảo sát dữ liệu từ du khách trong bốn thời điểm khác nhau. Tuy thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra vô cùng phức tạp nhưng nhóm đã cố gắng khắc phục và thực hiện thành công đề tài. “Quan trọng nhất, mình và các bạn trong nhóm luôn lắng nghe và liên tục sửa đổi theo sự đóng góp của các thầy cô để bản nghiên cứu trở nên hoàn chỉnh nhất”, Thảo cho biết

Không chỉ đưa ra được những ý tưởng, mục tiêu để phát triển du lịch tại Hoàng thành Thăng Long mà thông qua đề tài, nhóm sinh viên đã góp phần hướng đến việc phát huy, giữ gìn và tự hào về những giá trị vô giá của di sản.





 

Ngọc Tân - CJC

Phản hồi