Từng làm việc với rất nhiều nghệ sĩ hàng đầu Vpop, cô gái sinh năm 1991 và là cựu sinh viên lớp Báo in 29A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thể xem là người đứng đằng sau sự thành công của hàng loạt MV triệu view như “Đi để trở về”, “Để Mị nói cho mà nghe”, “Duyên âm”…
Và, gần đây nhất là MV quảng cáo lọt vào top 1 trending youtube “Làm gì phải hốt” của Viettelpay. Đây là một trong những quảng cáo gây bất ngờ bởi sự thành công và hiệu ứng mà nó đem lại đến cộng đồng. Nói tới những MV thành công của Phương Trang, không thể không kể đến MV với phong cách cổ trang “Anh ơi ở lại” - sản phẩm giúp Chi Pu trở thành nữ nghệ sĩ có MV giữ vị trí #1 Trending Youtube trong thời gian lâu nhất - 11 ngày, đồng thời là nữ ca sĩ đầu tiên có MV đạt 700 ngàn lượt yêu thích trên Youtube. Còn “Thật bất ngờ” – một ca khúc theo phong cách trẻ trung, hài hước của Trúc Nhân là MV đầu tiên ekip của chị làm và chị phụ trách riêng phần phục trang.
Phóng viên (PV) Truyền thông Trẻ đã có cuộc trao đổi với cô gái tài năng này về quá trình 14 năm làm nghề và những chia sẻ về công việc liên quan đến sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất MV ca nhạc, quảng cáo.
Một MV thường được chị viết kịch bản trong bao lâu?
Thời gian để ra một kịch bản không cố định. Có thể là 1 tuần. Cũng có khi gấp thì chỉ từ tối nay đến sáng mai là phải xong. Nhưng thời gian lý tưởng nhất đối với mình là khoảng từ 3 đến 4 ngày. Khoảng thời gian này mình sẽ phải tập trung cao độ cho các công việc: nghiên cứu các tài liệu, chất liệu, đề tài, tư duy về cách thể hiện sáng tạo, hiệu quả và viết.
Đối với việc viết kịch bản MV, yếu tố nào với chị là quan trọng nhất?
Nội dung kịch bản phải phù hợp với âm nhạc. Đối với MV thì âm nhạc là nhân vật chính, kịch bản phải tôn vinh được chủ đề của bài hát, cách thể hiện cũng phải phù hợp với thể loại nhạc, chất nhạc; hình ảnh, hiệu ứng phải nhịp nhàng với tiết tấu, tăng cảm xúc cho giai điệu ca từ.
Mình hay nói đùa rằng biên kịch MV như là công cụ để kể câu chuyện của người khác. Đối với các nghệ sĩ khi làm MV, họ luôn muốn chia sẻ một câu chuyện nào đó của bản thân. MV cũng là cách nghệ sĩ giao tiếp với công chúng của mình. Công việc của mình là dùng kỹ năng để kể câu chuyện của họ bằng ngôn ngữ hình ảnh theo cách thú vị: hài hước nhất hoặc tình cảm nhất có thể. Mình cũng rất quan tâm đến yếu tố cá tính của nghệ sĩ, luôn cố gắng quan sát và đưa vào kịch bản những tình huống để nghệ sĩ thể hiện được điều đó.
ình nghĩ đây là thành quả của cả một bộ máy làm việc đoàn kết, đặt hiệu quả công việc lên cao nhất. Từ định hướng đúng đắn của khách hàng, sự sáng tạo và bài bản của Agency trong việc xây dựng và triển khai chiến lược nội dung, tất cả tạo ra một đề bài sáng rõ, một môi trường làm việc thuận lợi nhất để ekip sản xuất phát huy năng lực, sở trường, cá tính của mình. Thêm một chút may mắn nữa. Kinh nghiệm của mình cho thấy là khi có đầy đủ các yếu tố đó: thiên thời, địa lợi và đặc biệt là nhân hoà thì dự án sẽ có cơ hội thành công cao.
Để vượt qua khó khăn đó, kinh nghiệm cốt lõi nhất của chị để có thể kết hợp hài hoà yếu tố nghệ thuật và bài toán doanh thu, yêu cầu của đối tác là gì?
Thật ra, công việc của mình không phải là kết hợp yếu tố nghệ thuật với doanh thu. Mình không cần quan tâm đến chuyện đó. Đối với nhãn hàng, họ có những đề bài rất cụ thể, công việc của mình là giải những đề bài đó theo cách tốt nhất, sáng tạo nhất. Kinh nghiệm là: lắng nghe yêu cầu của khách hàng – vì họ là người hiểu rõ nhất đối tượng mà họ hướng đến, thông điệp mà họ muốn truyền đi. Ngoài ra, chắc vì học Báo nên mình luôn có thói quen là trang bị nhiều thông tin nhất có thể về ngành hàng để đối chiếu, kiểm chứng và nắm bắt các xu hướng trong lĩnh vực đó. Điều này giúp mình hiểu kỹ hơn về định hướng của khách hàng.
Còn khi làm việc với nghệ sĩ, như đã nói ở trên, mình sẽ quan tâm đến các yếu tố nghệ thuật, cảm xúc: m nhạc, phong cách, câu chuyện, cá tính nghệ sĩ. MV là một sản phẩm nghệ thuật, nên mình phải làm công việc của một nghệ sĩ, chủ động đưa ra những ý tưởng mang tính cá nhân, những sáng tạo táo bạo hơn.
Vậy quy trình sản xuất sản phẩm quảng cáo bằng hình ảnh thường bao gồm những bước nào?
Những sản phẩm quảng cáo mà mình từng tham gia đều trải qua các bước cơ bản:
1. Bắt đầu từ nhu cầu truyền tải thông điệp của khách hàng (sản phẩm mới, tính năng mới, dấu ấn mới của thương hiệu...)
2. Agency – đối tác xây dựng và thực hiện những chiến dịch truyền thông của nhãn hàng - giao cho đơn vị sản xuất (Production House - PH) đề bài cho một sản phẩm cụ thể nằm trong chiến dịch. Để trở thành đối tác thực hiện mỗi dự án, các PH thường phải chuẩn bị hồ sơ năng lực, hoặc trải qua những buổi thuyết trình về ưu thế của mình so với các bên khác để được khách hàng/Agency lựa chọn.
3. Production House sẽ nghiên cứu đề bài, đưa ra giải pháp thực hiện sáng tạo, phù hợp với ngân sách. Sau khi ba bên đã đạt được thống nhất về cách thức thực hiện. PH tiến hành sản xuất sản phẩm hình ảnh (chuẩn bị, ghi hình, dựng phim, làm kỹ xảo...). Toàn bộ quá trình này phải duy trì sự trao đổi và thống nhất giữa ba bên (khách hàng, agency, PH) để sản phẩm cuối cùng đi đúng định hướng và đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh công việc sáng tạo, chị còn thường xuyên làm Line Producer. Chị có thể nói rõ hơn về công việc này?
Đó là công việc sản xuất hiện trường. Nói là hiện trường nhưng có thể hiểu nôm na là gần giống như vị trí của account trong Agency. Mình nắm bắt yêu cầu của đạo diễn và giám đốc sản xuất (Producer) và trực tiếp làm việc với các thành phần khác trong ekip (mỹ thuật, phục trang, hoá trang, casting...) đảm bảo liên lạc thông suốt, chính xác, giám sát tiến độ và chất lượng làm việc của ekip, tránh xảy ra những vấn đề phát sinh về chi phí, thời gian. Đây là công việc rất căng thẳng, đòi hỏi sự tập trung cao độ vì có rất nhiều thông tin được truyền đi qua mình, cần sự linh hoạt để xử lý nhanh “ti tỉ” vấn đề không tên trong thời gian cấp bách. Ngoài ra, Line Producer là vị trí phải tiếp xúc với rất nhiều người, nên bản thân phải giữ được thái độ ôn hoà, khi truyền đạt phải lựa chọn cách nói hiệu quả, khéo léo, tránh tạo ra những cảm xúc tiêu cực không cần thiết cho ekip. Thật lòng, mình rất sợ công việc này nhưng mình rất yêu và biết ơn nó giúp mình rèn luyện những phẩm chất mà mình yếu kém. Đặc biệt, việc làm trong tổ sản xuất giúp mình hiểu sâu về công việc của từng thành phần trong ekip, điều này là ưu thế của mình trong việc sáng tạo kịch bản.
Chị có hài lòng với nguồn thu nhập chị nhận được từ việc tham gia các dự án không?
Nghề nghiệp rất công bằng với mình, qua mỗi sản phẩm tốt mình sẽ lại có thêm nhiều cơ hội hơn, và thu nhập cũng theo kinh nghiệm và thành tựu của mình mà tăng dần lên.
Nhìn lại thành quả đạt được sau 14 năm làm việc, điều chị tâm đắc nhất là gì?
Trước khi gặt hái được thành công như hiện nay, mình từng theo học rất nhiều kỹ năng như học báo, học làm phim, học đàn, học nấu ăn… và đảm nhận nhiều vị trí khác nhau. Nhìn lại thành quả đạt được sau 14 năm làm việc, điều mà mình tâm đắc nhất chính là “biết được mình muốn gì": học gì, làm gì, nên theo đuổi đam mê gì.
Nhiều sinh viên ngành báo chí – truyền thông cũng rất thích công việc như của chị. Chị có chia sẻ gì đối với các bạn?
ừ kinh nghiệm của bản thân mình, mình thấy việc tích cực học tập, cộng tác sớm với các cơ quan báo chí – truyền thông và tham gia các hoạt động ngoại khoá luôn đem lại những nền tảng kiến thức, kỹ năng tốt cho công việc sau này. Những trải nghiệm, kinh nghiệm sống cũng như những mối quan hệ xã hội rất quan trọng trong bất cứ nghề nghiệp nào. Hãy giữ mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Trong lúc khó khăn nhất sẽ có những người bạn giúp đỡ mình, cuộc sống và công việc sẽ mang đến những điều tốt đẹp bất ngờ đến với mình.
Cảm ơn chị Phương Trang vì những chia sẻ rất thú vị và bổ ích!